Lựu có nguồn gốc ở vùng Tây Á, được trồng nhiều ở Bắc Phi. Ở Việt Nam, lựu được trồng khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và lấy vỏ quả, rễ, thân, hoa, thịt quả để làm thuốc.

Công dụng trị bệnh từ cây Lựu

DDVN | 05/10/2016, 10:11

Lựu có nguồn gốc ở vùng Tây Á, được trồng nhiều ở Bắc Phi. Ở Việt Nam, lựu được trồng khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và lấy vỏ quả, rễ, thân, hoa, thịt quả để làm thuốc.

Lưu trong Đông Y

Đông y dùng các bộ phận của cây lựu làm thuốc từ rất lâu đời. Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả lựu có vị ngọt, chua, chát, tính ấm, hơi độc, tác dụng làm nhuận được họng bị khô, trừ được lao. Rễ dùng sát trùng rất tốt và trị được huyết lậu. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quả lựu sẽ bị hại phổi, tổn răng. Ngày nay, người ta biết rằng nước quả lựu giàu chất chống ôxy hóa polyphenol, vitamin B1, B2, vitamin C, Ca, Na và P, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh Azheimer và cả ung thư. Những người bị huyết áp cao, uống 50ml nước quả lựu mỗi ngày trong 2 tuần liên tục có thể hạ được 5% mức huyết áp.

Nước lựu có tác dụng tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LHD với tỉ lệ là 20%, giúp làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch. Ngoài ra, nước lựu còn có tác dụng khử trùng và giúp phụ nữ đối phó với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch. Trong dân gian, người ta còn dùng thịt quả lựu để trợ tiêu hóa, trợ tim. Dịch quả tươi giúp hạ nhiệt, làm mát. Hoa lựu dùng chữa bệnh tiểu đường. Trong y học cổ truyền Unani cũng như Ayurvedic của Ấn Độ, hoa lựu được coi là có ích trong điều trị tiểu đường. Năm 2008, một nghiên cứu công bố trên tờ Diabetes, Obesity and Metabolism cho biết hoa lựu có chứa các thuộc tính kích hoạt PPAR-alpha/gamma. Những yếu tố này không chỉ giúp điều chỉnh hấp thu acid béo và quá trình oxy hóa, viêm và chức năng mạch máu mà còn điều tiết sự ổn định nội môi glucose và viêm. Hoa lựu nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp đối phó với stress oxy hóa và do vậy, cải thiện chức năng não.

Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng, bổ sung hoa lựu cùng với thuốc chống tiểu đường không chỉ làm giảm stress oxy hóa mà còn cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ ở người bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, hoa lựu có thể được sử dụng trên lâm sàng để điều trị những thiếu hụt thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu này, người bệnh tiểu đường nên bổ sung hoa lựu cùng với thuốc chống tiểu đường để cải thiện chức năng nhận thức. Và những người có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường nên bổ sung hoa lựu tươi vào chế độ ăn có thể giúp phòng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với lựu hoặc từng bị bất cứ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào, cần có sự tư vấn của thầy thuốc sớm. Hoa lựu còn dùng chữa viêm tai, đề phòng chảy mủ tai. Dầu hạt lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng làm mau liền da trong trường hợp da bị thương tổn. Hạt giúp tiêu hóa tốt hơn. Vỏ quả cây lựu có vị chua, chát, tính ấm, tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết khu trùng.

Thường dùng chữa tiêu chảy, lỵ ra máu, tiểu ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các chất thơm cho dễ uống. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc, tác dụng sát trùng, trừ sán. Thường dùng trị giun, đặc biệt có hiệu quả đối với sán xơ mít ở người và đối với cả sán ở súc vật nuôi trong nhà. Ngày dùng 20-60g dạng thuốc sắc. Ngoài ra, nước sắc vỏ rễ và vỏ thân còn dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng. Cần lưu ý là khi dùng vỏ quả khô, vỏ thân, vỏ rễ khô thì thuốc phải được bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm. Những người thể trạng hư yếu, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng vì thuốc có độc.

Những bài thuốc dân gian

Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu, a giao, đương quy mỗi thứ 10g, hoàng liên, hoàng bá, gừng tươi mỗi thứ 5g, cam thảo bắc 3g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 4 lần uống trong ngày, uống 7-10 ngày. Chữa đau răng: Dùng vỏ rễ sắc với nước rồi ngậm. Chữa giun sán: Vỏ rễ lựu 2040g, hạt cau già 4g. Làm bột thô (to như mảnh ngô xay). Nấu với 1 lít nước, sắc còn 250ml thuốc. Tối hôm trước ăn nhẹ (cháo hoặc sữa), sáng sớm hôm sau chia nước sắc làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Khi uống cần nằm nghỉ. Khi đi ngoài, phải nhúng mông vào chậu nước ấm (370C) để giun, sán ra hết (nhớ bổ sung nước nóng để đảm bảo nhiệt độ luôn ở khoảng 35-370C).

Trị tiêu chảy hoặc tiểu ra máu, di tinh, bạch đới, lị trực khuẩn: Vỏ quả lựu 15g nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Đến khi khỏi bệnh thì ngưng. Chữa viêm họng: Ngậm hạt lựu, cắn vỡ nuốt nước. (Chú ý: Chỉ dùng ấm đất hoặc nồi, xoong nhôm, thép không rỉ để sắc thuốc vì lựu có hàm lượng tanin cao. Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc). Nước ép lựu: Nước ép lựu rất tốt đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp. Mỗi ngày, nên dùng khoảng 1/4 ly nước ép lựu để giúp hệ tim mạch thêm khỏe mạnh.

Thai phụ nếu uống nước lựu ép trong quá trình mang bầu sẽ giúp đứa trẻ sinh ra giảm nguy cơ tổn thương ở não đến 90%. Nước lựu rất tốt cho tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng, điều hòa hoạt động của dạ dày và giúp tăng hồng cầu. Nó cũng rất lợi tiểu, chống viêm và có tác dụng khử trùng. Nên uống nước ép lựu cùng với cà rốt. Nước lựu cũng nên được pha loãng với nước. Nó chứa nhiều acid, gây kích thích hệ tiêu hóa nên không dùng cho những người bị các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. Có thể phối hợp nước ép lựu với sô-đa và vài lát chanh.

Lương Y Đinh Công Bảy / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công dụng trị bệnh từ cây Lựu