Với dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu tổng quát nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển các công nghệ của CMCN 4.0 để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới.

Công nghệ 4.0 giúp Việt Nam hội tụ tốc độ và chất lượng

Thu Anh | 08/08/2019, 06:33

Với dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu tổng quát nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển các công nghệ của CMCN 4.0 để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới.

Nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030. Theo đó, trong Dự thảo nhấn mạnh CMCN 4.0 đang làm thay đổi các hoạt động kinh tế - xã hội của con người.

Đặc biệt, những năm gần đây, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đã có bước phát triển khá mạnh với sự tham gia của nhiều vườn ươm khởi nghiệp. Một số công ty khởi nghiệp sáng tạo cũng đã chứng tỏ khả năng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các công nghệ 4.0 để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị cho khách hàng.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu. Số lượng và chất lượng của các cơ sở hỗ trợ đổi mới sáng tạo còn ít.

Với phương châm “Tiến cùng thời đại, Vươn lên hàng đầu”, dự thảo đưa ra các định hướng lớn về áp dụng và phát triển các công nghệ của CMCN 4.0 giai đoạn 2021-2030. Cụ thể, áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số để quản lý nhà nước thông minh hơn, nhanh hơn, minh bạch hơn, hiệu lực và hiệu quả hơn. Giảm chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian nghiên cứu và ban hành chính sách; nâng cao hiệu quả theo dõi, giám sát thực hiện chính sách, đem lại sự hài lòng cao hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 để nâng cấp, chuyển đổi hệ thống sản xuất kinh doanh hiện tại để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn; cắt giảm chi phí, tìm kiếm thêm thị trường trong nước và quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng tốt hơn, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới nhanh hơn, nâng cao năng suất của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Hướng tới làm chủ công nghệ đặc trưng

Trong dự thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện nâng cấp, chuyển đổi công nghệ bao gồm Hành chính công, Điện - Nước, Y tế, Giáo dục, Chế tạo (nhất là các ngành da giày, may mặc, chế biến thực phẩm và thủy sản), Nông nghiệp, Vận tải và Kho vận (logistics), Thương mại, Thông tin và truyền thông, và Tài chính - Ngân hàng.

Đầu tư, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động KH-CN và nghiên cứu phát triển, hướng tới làm chủ một số công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 và công nghệ thế hệ tiếp theo, vươn lên vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực công nghệ hiện đại, bảo đảm năng lực cạnh tranh quốc gia trong dài hạn.

Các công nghệ ưu tiên phát triển bao gồm kết nối di động 5G và sau 5G, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Chế tạo đắp lớp, Điện toán đám mây, Internet vạn vật, An ninh mạng, Năng lượng sạch.

Với dự thảo đưa ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu tổng quát nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển các công nghệ của CMCN 4.0 để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới.

Đồng thời, đưa Việt Nam lên một trình độ phát triển cao hơn, với một xã hội hiện đại, các vấn đề phát triển được giải quyết tốt, phúc lợi của người dân được nâng cao, quản trị nhà nước và cung cấp dịch vụ công hiệu quả hơn, cải thiện môi trường sống của người dân.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ 4.0 giúp Việt Nam hội tụ tốc độ và chất lượng