Cũng như ở nhiều quốc gia châu Á, chia sẻ thức ăn trong bữa ăn là cách người Trung Quốc bày tỏ cảm xúc với nhau: bố mẹ gắp thức ăn cho con cái để thể hiện tình thương, con cháu gắp cho ông bà để thể hiện sự tôn trọng, còn cấp trên gắp cho nhân viên nhằm tỏ ý quan tâm chăm sóc...

COVID-19 làm thay đổi thói quen trên bàn ăn gia đình người Trung Quốc

27/05/2020, 08:16

Cũng như ở nhiều quốc gia châu Á, chia sẻ thức ăn trong bữa ăn là cách người Trung Quốc bày tỏ cảm xúc với nhau: bố mẹ gắp thức ăn cho con cái để thể hiện tình thương, con cháu gắp cho ông bà để thể hiện sự tôn trọng, còn cấp trên gắp cho nhân viên nhằm tỏ ý quan tâm chăm sóc...

Một đôi đũa gắp thức ăn riêng khắc dòng chữ tuyên truyền kêu gọi người dân thay đổi thói quen dùng đũa – Ảnh: CGTN

Hầu hết người Trung Quốc gắp thức ăn (từ đĩa thức ăn chung) cho người khác bằng chính đôi đũa họ dùng để ăn. Nhưng nay xuất hiện lo ngại truyền thống chia sẻ thức ăn như vậy sẽ tiếp tay lây lan dịch COVID-19, vì vậy chính quyền nước này kêu gọi sử dụng thêm một đôi đũa gắp thức ăn riêng.

Hai chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Trung Quốc là Chung Nam Sơn và Trương Văn Hoành tỏ ý ủng hộ. Các địa phương giăng hàng loạt khẩu hiệu chẳng hạn như: “Khoảng cách giữa bạn với ăn uống văn minh chỉ là một đôi đũa gắp thức ăn”.

Một số cơ sở ăn uống đã hưởng ứng bằng cách giảm giá cho thực khách chịu sử dụng đũa gắp thức ăn riêng. Hơn 100 nhà hàng nổi tiếng tại thành phố Hàng Châu lập nên liên minh cam kết thực hiện nghiêm túc.

Tại Bắc Kinh, Bai Yiwen – chủ nhà hàng Chilli Kitchen – cho biết kể từ khi mở cửa lại (giữa tháng 4) đến nay hơn 50% số nhóm khách đến đây yêu cầu lấy thêm đũa chỉ dùng gắp thức ăn. Trước lúc có dịch bệnh chưa tới 5% khách đưa ra yêu cầu này.

“Lúc trước mọi người thấy khó chịu khi dùng đũa gắp thức ăn riêng. Nhưng bây giờ ai cũng nhận thức rõ hơn vấn đề và đang dần làm quen”, theo ông chủ Bai.

Ở Hồng Kông, nhiều nhà hàng đặt trên bàn đôi đũa khác màu dùng riêng để gắp thức ăn. Vài cơ sở thì mỗi món ăn đi kèm muỗng cùng đũa gắp riêng.

Dùng đũa đang ăn gắp thức ăn từ đĩa thức ăn chung là thói quen khó bỏ - Ảnh: The National Post

Tất nhiên vẫn còn ý kiến không chấp nhận thay đổi. Nhiều người xem hành động dùng chính đôi đũa mà họ dùng để ăn gắp thức ăn cho người khác là cách thể hiện chân thực nhất văn hóa cộng đồng, xem trọng gia đình của Trung Quốc – mang tính biểu tượng như cái ôm của người Mỹ hay nụ hôn lên má khi gặp nhau của người Pháp vậy. Đũa gắp thức ăn riêng thường chỉ dành cho dịp trang trọng như tiệc hay bữa ăn với người lạ.

Đũa gắp thức ăn riêng phổ biến hơn ở thành phố lớn chú ý vấn đề vệ sinh như Bắc Kinh hay Thượng Hải. Thói quen cũng khác biệt theo vùng miền: người miền nam Trung Quốc có tính tỉ mỉ nên chịu dùng đũa gắp thức ăn riêng hơn, người miền bắc với tính cách “ăn to nói lớn” ít chú trọng chuyện nhỏ nhặt như vi trùng/ vi khuẩn trong đĩa thức ăn hơn.

Nhà tư vấn giáo dục người Thanh Đảo Liu Peng nói đã quen với việc đeo khẩu trang, nhưng chẳng thể nào sửa đổi thói quen ăn uống.

Liu chia sẻ: “Có lẽ đũa gắp thức ăn riêng giúp đảm bảo vệ sinh hơn. Tuy nhiên đi ăn là thời gian tôi cùng bạn bè thư giãn, chúng tôi không muốn bị làm phiền bởi nhưng quy tắc nhỏ. Trong 30 năm ăn ở ngoài tôi chưa bao giờ nhiễm bệnh cả”.

Cư dân Hồng Kông Sara Jane Ho thường nói bản thân bị cảm lạnh để làm lý do yêu cầu lấy đũa gắp thức ăn riêng mỗi khi tổ chức tiệc. Cô chia sẻ rất nhiều lúc người ăn cứ quên đổi đũa, dùng trực tiếp đũa mà họ đang đang ăn.

Từ năm ngoái, giáo viên Shu Xiao sống tại Vân Nam đã dùng đũa gắp thức ăn riêng trong bữa cơm gia đình. Nhưng khi ra ngoài ăn cùng bạn bè cô không đủ can đảm làm vậy do sợ mọi người dị nghị, nên chỉ còn cách cố gắng ăn phần thức ăn ít bị những đôi đũa khác chạm vào nhất.

Cẩm Bình (theo Straits Times)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 làm thay đổi thói quen trên bàn ăn gia đình người Trung Quốc