CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12.2017 tăng 2,6% so với tháng 12.2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53%
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12.2017 tăng 0,21% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,55% (dịch vụ y tế tăng 3,30%) do trong tháng có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,13%).
Nhóm giao thông tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22% do giá gas, giá dầu hỏa và giá điện, nước sinh hoạt được điều chỉnh tăng, cùng với nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%, trong đó lương thực tăng 0,56%, thực phẩm giảm 0,5%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%. Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước.
CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12.2017 tăng 2,6% so với tháng 12.2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%.
CPI bình quân năm 2017 tăng do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh. Tính đến ngày 20.12.2017 đã có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tếlàm cho CPI tháng 12 tăng khoảng 1,35% so với tháng 12.2016; CPI bình quân năm 2017 tăng 2,04% so với năm 2016.
Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12.2017 tăng 7,29% so với tháng 12.2016, tác động làm CPI tháng 12.2017 tăng 0,41% so với cuối năm 2016,CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.
Việc tăng lương tối thiếu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp và mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang làm giá bình quân một số loại dịch vụ như sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước, dịch vụ thuê người giúp việc gia đình năm 2017 tăng từ 3%-8% so với năm 2016.
Ngoài ra còn một số yếu tố về thị trường, nhu cầu du lịch tăng, một số địa phương bị ảnh hưởng thiên tai, thời tiết bất lợi cũng làm CPI năm nay tăng so với năm 2016.
Bên cạnh đó, có một sốyếu tố góp phần kiềm chếtốc độ tăngCPInăm 2017, trong đó chỉ số giá nhóm thực phẩm bình quân năm giảm 2,6% so với năm 2016(chủ yếu giảm ở nhóm thịt tươi sống); Nhà nướctriển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trong dịpTết Nguyên đán; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương.Cùng với đó,Ngân hàng Nhà nước Việt Namđãđiều hànhchính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ môvà kiểm soát lạm phát.
Lạm phát cơ bản tháng 12.2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân năm 2016.
Thu thuế bảo vệ môi trường gần 40.000 tỉ
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.12.2017ước tính đạt1,1 triệu tỉ đồng, bằng 91,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt871,1nghìn tỉ đồng, bằng88%; thu từ dầu thô đạt43,5nghìn tỉ đồng, bằng113,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt183,8nghìn tỉ đồng, bằng102,1%.
Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt104,4nghìn tỉ đồng, bằng163,8% dự toán năm; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước167,5nghìn tỉ đồng, bằng86,1%; thuế bảo vệ môi trường39,8nghìn tỉ đồng, bằng88,1%; thuế thu nhập cá nhân73,9nghìn tỉ đồng, bằng 91,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô)153,9nghìn tỉ đồng, bằng76,5%. Riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt196,5nghìn tỉ đồng, chỉ bằng68,6% dự toán năm.
Tổng chi ngân sách Nhà nướcước tính đạt1,2 triệu tỉ đồng, bằng87,7%dự toán năm, trong đóchi thường xuyên đạt 862,6 nghìn tỉ đồng, bằng 96,2%;chi trả nợlãi91nghìn tỉ đồng, bằng92%; riêngchi đầu tư phát triểnđạt 259,5nghìn tỉ đồng,bằng72,6% dự toán năm(trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 254,5 nghìn tỉ đồng, bằng 72,3%).Chi trả nợ gốc từ đầu năm đến thời điểm 15.12.2017 ước tính đạt 147,6 nghìn tỉ đồng, bằng 90,1% dự toán năm.
Khách du lịch đến Việt Nam tăng cao kỷ lục
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chungcảnăm 2017, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 12,9 triệu lượt người, tăng 29,1% so với năm trước(tăng 2,9 triệu lượt khách), trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 10,9 triệu lượt người, tăng 32,1%; đến bằng đường bộ đạt 1,8 triệu lượt người, tăng 19,5%; đến bằng đường biển đạt 258,8 nghìn lượt người, giảm 9,1%.
Trong năm nay, khách đến nước ta từ châu Á đạt9,7 triệu lượt người,tăng 34,4% so với năm trước, trong đó khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều tăng: Khách đến từ Trung Quốc đạt4 triệu lượt người, tăng48,6%;Hàn Quốc2,4 triệu lượt người, tăng56,4%; Nhật Bản 798,1nghìn lượt người, tăng7,8%; Đài Loan616,2nghìn lượt người, tăng21,5%...
Khách đến từ châu Âuước tínhđạt 1,8 triệu lượt người, tăng 16,6% so với năm2016, trong đó: Khách đến từ Liên bang Nga574,2nghìn lượt người, tăng32,3%; từ châu Mỹ đạt817nghìn lượt người, tăng 11,1% so với năm 2016; từ châu Phi đạt35,9nghìn lượt người, tăng25,6% so với năm 2016.
Nhìn chung, hoạt động du lịch trong năm 2017đạt được kết quả ấn tượng với số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục gần 13 triệu lượt người.
Hoài Phong