Ngày 15.2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đồng chủ trì cuộc họp để gỡ khó cho ngành điện.
GDP Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng GDP ở mức 6,2% cho năm nay, đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh xu hướng kinh tế thế giới giảm tốc đáng kể.
Hãng Reuters cho biết thị trường tài chính đặc biệt chú ý đến từ “thiểu phát” mà Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell liên tục nhắc đến mới đây. Họ xem đây là dấu hiệu cuộc chiến chống lạm phát sắp đi đến hồi kết.
Phân tích nguyên nhân chủ yếu của lạm phát hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng không xuất phát từ thị trường tài chính, tiền tệ như giai đoạn 1997 và 2008-2013, mà do gián đoạn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Hãng tin AFP cho biết lạm phát hạ nhiệt và lĩnh vực bất động sản phát triển chậm lại làm dấy lên kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp tuần tới sẽ chỉ tăng lãi suất nhẹ.
Theo CNN, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần 3 năm chống dịch nghiêm ngặt tuy là động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng cũng đem lại nguy cơ lạm phát ngay khi giá cả chỉ mới có dấu hiệu hạ nhiệt.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa mới ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023, trong đó có việc kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%.
Lạm phát trung bình trong năm 2023 được dự báo xoay quanh mức 3,5%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2023 khoảng 4,5%, hay thậm chí dưới 4% là hoàn toàn khả thi.
Dự báo kinh tế trong nước tiếp tục quá trình phục hồi, qua đó thúc đẩy tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế, gây áp lực lên giá cả. Do đó không thể chủ quan với rủi ro lạm phát năm 2023.
Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là ở các định chế lớn đều nhận định là lạm phát chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, thực tế ngược lại khi lạm phát lên cao nhất 40 năm gần đây.
TS Phan Đức Hiếu cho rằng đánh giá kinh tế 2022 phải thực tế. Việc đánh giá quá mức lẫn quá thấp đều không tốt. Theo ông Hiếu, thành tựu năm 2022 rất đáng phấn khởi, dù thành tựu 2022 đâu đó che mờ những khó khăn của năm 2022.
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4,5%, cùng nhiều mục tiêu khác đã được Quốc hội thông qua trong năm 2023 nếu không có sự điều hành linh hoạt chắc chắn sẽ là những thách thức rất lớn đối với Việt Nam.
Nhiều nền kinh tế châu Á có thể gặp khó khăn trong năm tới, nhưng một số nền kinh tế sẽ hưởng lợi khi các công ty đa dạng hóa điểm đầu tư thay vì chỉ tập trung thị trường Trung Quốc.