Chỉ còn chưa đến 10 ngày tới lễ trao giải Grammy 2020, Viện hàn lâm đã vấp phải scandal lớn nhất trong lịch sử 63 năm của mình. Hàng loạt cái tên đã được chỉ điểm bởi chính người trong cuộc.

Cựu Chủ tịch Viện hàn lâm kiện hội đồng chấm giải ra tòa

Chí Thiện | 22/01/2020, 17:30

Chỉ còn chưa đến 10 ngày tới lễ trao giải Grammy 2020, Viện hàn lâm đã vấp phải scandal lớn nhất trong lịch sử 63 năm của mình. Hàng loạt cái tên đã được chỉ điểm bởi chính người trong cuộc.

Ngày 21.1 (giờ địa phương), Deborah Dugan đã đệ đơn lên Ủy ban bình đẳng việc làm (EEOC) kiện Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia Mỹ với các cáo buộc như quấy rối tình dục, tham nhũng, phân biệt giới tính và chủng tộc. Bên cạnh đó, bà còn phơi bày nhiều góc tối của Viện như tranh chấp lợi ích, trục lợi và gian lận số phiếu.

Sự kiện này diễn ra chỉ 10 ngày trước khi lễ trao giải Grammy lần thứ 62 được tổ chức tại trung tâm Staples ở thành phố Los Angeles.

Tháng5 năm 2019, Deborah Dugan là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Chủ tịch và giám đốc điều hành của Viện hàn lâm. Tuy nhiên, bà đã rời khỏi vị trí này vào tuần trước chỉ sau 6 tháng làm việc.

Theo đơn khiếu nại dài 44 trang của Deborah Dugan, bà đã bị cho nghỉ hành chính 3 tuần sau khi gửi email cho giám đốc nhân sự của Việnvà chỉ ra nhiều “hành vi sai trái” cũng như chỉ trích văn hóa “đàn ông thống trị” vốn đã tồn tại bên trong Viện từ nhiều thập niên qua.

"Quyết định cho phép Dugan nghỉ việc rõ ràng là để trả đũa cho khiếu nại của bà, và đi kèm với các mối đe dọa khác trong trường hợp Dugan kiên trì theo đuổi việc chống lại Viện”, đơn khiếu nại viết.

Về phía mình, Viện hàn lâm phủ nhận mọi cáo buộc và cho rằng Deborah Dugan chỉ đưa ra các cáo buộc sau khi bị các nhân viên cấp dưới tố cáo "Dugan tạo ra một môi trường làm việc độc hại và không thể chịu đựng được” và “có hành vi lạm dụng và bắt nạt”. Viện hàn lâm đã mở các cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc mà Deborah Dugan đưa ra cũng như những cáo buộc chống lại bà.

"Dugan chỉ bị cho nghỉ phép sau khi đề nghị từ chức và yêu cầu được đền bù 22 triệu USD. Đây là một điều không chấp nhận được đối với Viện – một tổ chức phi lợi nhuận”, đại diện Viện hàn lâm cho biết.

"Bà Dugan chỉ được nghỉ phép hành chính sau khi đề nghị từ chức và yêu cầu 22 triệu đô la từ Học viện, một tổ chức phi lợi nhuận," bản tuyên bố nói.

Trong khi đó, luật sư của Deborah Dugan cho biết: "Cố gắng làm xấu hình ảnh của Dugan của Viện hàn lâm là nỗ lực nhằm chuyển sự tập trung ra khỏi các hoạt động phi pháp của họ. Phương thức xảo trá này đã quá phổ biến tại Mỹ, ngay cả ở giai đoạn tiền phong trào #MeToo. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo đảm những kẻ phạm pháp phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình”.

Trước khi làm Chủ tịch Viện hàn lâm, Deborah Dugan đã lãnh đạo Red – một nhóm phi lợi nhuận chống nạn dịch AIDS trên khắp châu Phi do ban nhạc U2 đồng sáng lập. Trước khi gia nhập Red, bà là một luật sư, một giám đốc điều hành tại EMI Record Group và là cựu chủ tịch của Disney Publishing Worldwide.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu Chủ tịch Viện hàn lâm kiện hội đồng chấm giải ra tòa