Cụ bà 87 tuổi nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, choáng, dọa sốc, tụt huyết áp, thể trạng suy kiệt… nhưng bệnh nhân không đủ sức khỏe để vượt qua một ca phẫu thuật thông thường. Tuy nhiên, nếu không xử trí kịp thời tình trạng trên, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao do sốc mất máu.
TP.HCM: Cứu sống dân quân xã Phú Mỹ Hưng bắt cướp bị đâm thủng phổi, dạ dày
Bé trai 6 tuổi xin về nhà chờ chết đã bất ngờ được cứu sống
Hai bệnh viện liên kết cứu sống bệnh nhân bị vỡ phình động mạch chủ
Cứu sống bệnh nhân bị vỡ khối u thận mà không cần phẫu thuật
Theo người nhà cụ bà T.Đ. (87 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM), trước nhập viện 2 ngày, cụ có biểu hiện đi cầu phân đen, ăn uống khó khăn. Sau đó thấy cụ nôn ra máu bầm nhiều lần, mệt nhiều, chóng mặt nên người nhà lập tức đưa cụ đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP.HCM.
Điều đáng nói, cụ bà Đ.có tiền sử viêm phổi, suy thận, bệnh tim mạch, sức khỏe suy kiệt… không đủ sức khỏe để vượt qua một ca phẫu thuật thông thường. Thế nhưng nếu không xử trí kịp thời tình trạng xuất huyết ồ ạt trên, cụ bà có nguy cơ tử vong rất cao do sốc mất máu.
Ngày 23.6, TS.BS Nguyễn Văn Châu - Tổng giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho hay các bác sĩ ở đây đã dùng thủ thuật can thiệp mạch máu qua máy chụp mạch máu xóa nền số hóa (DSA) để xử lý tình trạng xuất huyết tiêu hóa mà không cần mổ, cứu cụ bà thoát chết trong gang tấc.
“Ê kíp can thiệp đã luồng dây dẫn theo đường mạch máu tới vị trí bị xuất huyết và gây tắc mạch cầm máu. Với phương pháp này, bệnh nhân tránh được cuộc đại phẫu phức tạp để cầm máu dạ dày với nhiều nguy cơ, đặc biệt trên thể tạng bệnh nhân lớn tuổi, suy kiệt và nhiều bệnh nền như bệnh nhân này. Đây là một trong những kỹ thuât xâm lấn tối thiểu tốt nhất hiện nay với kích thước vết mổ chỉ bằng đường truyền dịch”, bác sĩ Châu chia sẻ.
Theo bác sĩ Châu, trước đó cụ bà T.Đ. chuyển đến bệnh viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, choáng, dọa sốc, tụt huyết áp, thể trạng suy kiệt…. Tại đây, qua nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện máu phun thành tia trong lòng dạ dày của bệnh nhân, do mô viêm nhiều nên kẹp clip mạch máu không hiệu quả . Ngoài ra, bệnh nhân còn có tiền sử viêm phổi, suy thận, bệnh tim mạch, sức khỏe cũng suy kiệt… không đủ sức khỏe để vượt qua một ca phẫu thuật thông thường, nhưng nếu không xử trí kịp thời tình trạng trên, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao do sốc mất máu.
Lúc này, các bác sĩ của 5 chuyên khoa gồm: cấp cứu, nội tổng quát, ngoại tổng quát, can thiệp mạch và hồi sức tích cực đã phải hội chẩn liên tục và quyết định thực hiện thủ thuật can thiệp mạch máu qua máy chụp mạch máu xóa nền số hóa (DSA) để ngăn tình trạng xuất huyết tiêu hóa, tránh được cuộc mổ có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Hồ Quang