Ông Chiang Shang-yi hối hận vì gia nhập SMIC (nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc) sau khi rời TSMC (hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Đài Loan).

Cựu lãnh đạo hãng chip số 1 thế giới hối hận vì gia nhập công ty chip hàng đầu Trung Quốc

Sơn Vân | 13/08/2022, 09:31

Ông Chiang Shang-yi hối hận vì gia nhập SMIC (nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc) sau khi rời TSMC (hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Đài Loan).

Ông Chiang Shang-yi, chuyên gia kỳ cựu trong ngành bán dẫn Đài Loan từng giúp xây dựng xưởng đúc chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới (TSMC), gọi quyết định gia nhập SMIC là “một trong những điều ngu ngốc” mà ông đã làm, theo trang SCMP.

Chiang Shang-yi (76 tuổi) là cựu lãnh đạo TSMC, người đứng đầu nghiên cứu và phát triển của công ty cho đến năm 2006.

Chiang Shang-yi đã đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn với trang Computer History Museum (CHM) tại bang California (Mỹ).

Sau khi nghỉ hưu ở TSMC, Chiang Shang-yi giữ chức vụ giám đốc độc lập tại SMIC có trụ sở tại thành phố Thượng Hải từ tháng 12.2016 đến tháng 6.2019.

Chiang Shang-yi trở thành Phó chủ tịch SMIC vào tháng 12.2020. Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt với SMIC chỉ ba ngày sau khi ông gia nhập hội đồng quản trị, cấm công ty này mua thiết bị tiên tiến để sản xuất chip theo quy trình từ 10 nanomet trở xuống.

Vì tôi là công dân Mỹ, điều đó đã làm phiền tôi rất nhiều”, Chiang Shang-yi, người theo đuổi nghiên cứu sau đại học tại Đại học Princeton và Đại học Stanford, cho biết.

Chiang Shang-yi nghĩ chính phủ Trung Quốc không tin tưởng mình vì ông là người Đài Loan có quốc tịch Mỹ.

Chiang Shang-yi từ bỏ tất cả các vai trò của mình tại SMIC, bao gồm Phó chủ tịch và giám đốc, vào tháng 11.2021. Thời điểm đó, Chiang Shang-yi nói với tờ SCMP rằng ông sẽ trở về Mỹ để sống cùng gia đình và hưởng chế độ hưu trí.

Trong cuộc phỏng vấn với CHM, Chiang Shang-yi nói lần đầu tiên ông quyết định ngồi vào hội đồng quản trị SMIC vì bạn thân là Chiu Tzu-Yin, đồng nghiệp cũ tại TSMC và là lãnh đạo  SMIC vào thời điểm đó, đề nghị ông giúp đỡ. Chiang Shang-yi nói ông cũng nhận được lời chúc từ người sáng lập TSMC - Morris Chang.

Thế nhưng, quyết định của Chiang Shang-yi gia nhập SMIC, đối thủ cạnh tranh với TSMC, đã bị nhiều người ở Đài Loan chỉ trích. “Trước đó, tôi có hình ảnh khá đẹp ở Đài Loan. Điều này thực sự làm tổn hại đến hình ảnh của tôi rất nhiều”, Chiang Shang-yi thổ lộ.

cuu-lanh-dao-hang-chip-so-1-the-gioi-hoi-han-vi-gia-nhap-hang-chip-hang-dau-trung-quoc.jpg
Chiang Shang-yi cho biết quyết định gia nhập SMIC ở thành phố Thượng Hải là "ngu ngốc" - Ảnh: Handout

Sau khi rời khỏi hội đồng quản trị SMIC vào năm 2019, Chiang Shang-yi trở thành lãnh đạo Hongxin Semiconductor Manufacturing (HSMC) nhưng hiện đã không còn tồn tại ở thành phố Vũ Hán, nơi mà chính quyền địa phương đã hy vọng sẽ chuyển đổi thành nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc.

Chiang Shang-yi rời đi khoảng một năm sau đó, gọi trải nghiệm này là “cơn ác mộng” trong một bức thư viết cho SCMP. Thời điểm đó, Chiang Shang-yi nói rằng ông không biết về mức độ khó khăn tài chính của HSMC cho đến khi chính quyền địa phương phát hiện ra vấn đề vào tháng 7.2020.

Sinh ra ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) và lớn lên ở Đài Loan, Chiang Shang-yi là một trong số những chuyên gia bán dẫn được kính trọng trên đảo này từng giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp chip của mình.

SMIC, một trong những niềm hy vọng lớn nhất của Bắc Kinh trong việc đạt được khả năng tự cung cấp chất bán dẫn cho Trung Quốc, được thành lập bởi Richard Chang - cựu nhân viên tập đoàn Texas Instruments (Mỹ). Richard Chang từng vượt qua eo biển Đài Loan 22 năm trước để thành lập xưởng đúc chip Trung Quốc giữa những cánh đồng lúa ở ngoại ô Thượng Hải.

cuu-lanh-dao-hang-chip-so-1-the-gioi-hoi-han-vi-gia-nhap-hang-chip-hang-dau-trung-quoc1.jpg
Trụ sở chính của SMIC tại Thượng Hải - Ảnh: Bloomberg

Liang Mong-song, chuyên gia kỳ cựu người Đài Loan khác và là cựu nhân viên TSMC, hiện giữ chức vụ đồng Giám đốc điều hành SMIC và được nhiều người coi là nhân vật chủ chốt đằng sau sự tiến bộ công nghệ của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc.

SMIC thông báo doanh thu quý 2 tăng nhưng cảnh báo về sự hoảng loạn trong lĩnh vực chip

SMIC hôm 12.8 đã báo cáo doanh thu quý 2/2022 tăng 42% nhưng cũng cho biết lĩnh vực này đang đối mặt với một số "hoảng loạn và không chắc chắn".

Zhao Haijun, đồng Giám đốc điều hành SMIC, nói với các nhà đầu tư trong cuộc gọi báo thu nhập rằng suy giảm nhu cầu về smartphone nói riêng đã khiến giá một số chip giảm.

Nhận xét của Zhao Haijun lặp lại bình luận từ các công ty chip khác, vốn đã cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu và việc tái cân bằng cung cầu có thể sớm dẫn đến tình trạng dư thừa một số loại chất bán dẫn.

Nhà sản xuất chip nhớ Micron Technology đã cắt giảm dự báo doanh thu quý hiện tại với lý do nhu cầu với PC và smartphone đang suy yếu. Trong khi nhà sản xuất chip Nvidia đã cảnh báo về nhu cầu yếu với mảng kinh doanh game của họ.

Doanh thu của SMIC trong quý 2/2022 đạt 1,9 tỉ USD, phù hợp với ước tính đồng thuận của Refinitiv.

Refinitiv là nhà cung cấp toàn cầu của Mỹ-Anh về cơ sở hạ tầng và dữ liệu thị trường tài chính.

Lợi nhuận ròng giảm 1/4 xuống còn 514,3 triệu USD khi SMIC rót vốn vào việc mở rộng công suất, nhưng vẫn vượt qua ước tính trung bình từ các nhà phân tích là 475 triệu USD.

Năm ngoái, vào thời điểm cao điểm của tình trạng thiếu chip toàn cầu, SMIC đã cam kết mở các trung tâm mới ở thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến.

Các dự án mới đang tiến triển theo kế hoạch", Zhao Haijun nói.

Ông nói thêm rằng SMIC đã chi 2,5 tỉ USD trong nửa đầu năm và tăng công suất sản xuất wafer 8 inch lên 53.000 tấm mỗi tháng.

SMIC cũng cho biết Zhao Haijun sẽ từ chức thành viên ban quản trị để tập trung vào nhiệm vụ đồng giám đốc điều hành của mình.

William Tudor Brown (cựu lãnh đạo Arm) đã từ chức giám đốc độc lập trong hội đồng quản trị SMIC và được thay thế bởi Wu Hanming - chuyên gia kỳ cựu trong ngành từng làm việc tại Intel trước khi trở về Trung Quốc.

Bài liên quan
Châu Âu cần Đài Loan vì nỗi lo mất nguồn cung từ hãng chip số 1 thế giới
Khi Trung Quốc gia tăng sức ép với Đài Loan và Mỹ, chuỗi cung ứng công nghệ của châu Âu đang gặp rủi ro do cuộc đối đầu này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu lãnh đạo hãng chip số 1 thế giới hối hận vì gia nhập công ty chip hàng đầu Trung Quốc