"Tôi đã từng lưu ý rằng, Đà Nẵng không nên tự hào là thành phố đứng thứ 3 về TMĐT. Bởi vì, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đơn vị dẫn đầu chiếm đến 80%, thì giữ vị trí thứ 3 như Đà Nẵng là sự cách nhau hàng chục lần", ông Nguyễn Thành Hưng - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam nhận định.

'Đà Nẵng không nên tự hào là thành phố đứng thứ 3 về TMĐT'

Một Thế Giới | 29/10/2015, 19:00

"Tôi đã từng lưu ý rằng, Đà Nẵng không nên tự hào là thành phố đứng thứ 3 về TMĐT. Bởi vì, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đơn vị dẫn đầu chiếm đến 80%, thì giữ vị trí thứ 3 như Đà Nẵng là sự cách nhau hàng chục lần", ông Nguyễn Thành Hưng - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam nhận định.

Ngày 29.10, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng và Hiệp hội Thương mại điện tử, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo "Thương mại điện tử và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam"
Đóng góp tại Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam nhận định, xu hướng TMĐT hiện nay tăng rất nhanh không chỉ ở các doanh nghiệp Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng vẫn chưa thực sự song hành. 
"Trong khi TMĐT ở châu Á tăng rất nhanh. Năm 2014, quy mô TMĐT ở châu Á vượt mặt cả Bắc Mỹ, sự gia tăng này đặc biệt là nhờ số lượng người sử dụng internet ở Trung Quốc.
Trong khi đó, quy mô TMĐT ở Việt Nam rất nhỏ, chỉ đạt 2,97 tỷ USD, kém xa Ấn Độ, Trung Quốc. Theo đó chúng ta cần có động lực để đưa ra chính sách phù hợp trong việc cải thiện quy mô ở thị trường Việt Nam", ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, hiện nay thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam là chênh lệch TMĐT giữa các vùng và địa phương. 
Nghiên cứu năm 2014 của Hiệp hội Thương mại Điện tử cho thấy rằng, TMĐT Việt Nam hiện đang gặp một vấn đề vô cùng to lớn, đó là giữa sự phát triển nhanh và sự phát triển cân đối. Muốn phát triển nhanh, thì phải đông đảo doanh nghiệp tham gia vào TMĐT và phải phát triển vững chắc. 
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm đến 80% TMĐT trong cả nước, một địa phương lớn thứ 3 là Đà Nẵng. Tuy nhiên, TMĐT ở đây thì không thể so sánh với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
"Tôi đã từng lưu ý rằng, Đà Nẵng không nên tự hào là thành phố đứng thứ 3 về TMĐT. Bởi vì, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai đơn vị dẫn đầu chiếm đến 80%, thì giữ vị trí thứ 3 như Đà Nẵng là sự cách nhau hàng chục lần", ông Hưng nói.
Bên cạnh sự chệnh lệch về TMĐT giữa các khu vực, ông Hưng cũng chỉ ra rằng, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp lên cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam nguồn nhân lực đang là thách thức lớn.
Ông Hưng cho rằng, khi TMĐT phát triển, chúng ta phải giải quyết mối tương quan giữa các thách thức, giải quyết chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, vấn đề này phải có sự liên bộ liên ngành thì mới giải quyết được.
Về phía quyền sở hữu trí tuệ, ông Hưng cũng nhấn mạnh, nền tảng TMĐT là quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền trong TMĐT là một vấn đề cấp bách, nhiều website hiện nay vẫn sao chép lẫn nhau.
Dù những thách thức vẫn còn đó, song, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT cũng chỉ ra một số cơ hội đối với ngành TMĐT ở Việt Nam.
Trong đó, cơ hội lớn nhất của Việt Nam là thừa hưởng được những lợi thế của khoa học kỹ thuật tiên tiến toàn cầu. Chẳng hạn như: công nghệ đám mây do toàn cầu đem lại, công nghệ di động….

Với công nghệ này, doanh nghiệp sẽ có thể tham gia nhập cuộc với chi phí thấp và hiệu quả cực kỳ cao.

Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường sẽ rất lớn và nhanh. Ví dụ, trước đây, doanh nghiệp lớn không dám mơ ước có thể tiếp cận được các thị trường lớn một cách nhanh chóng, nhưng giờ đây, ngay cả doanh nghiệp nhỏ cũng hoàn toàn có thể thực hiện được.

Để các doanh nghiệp có thể tiếp cận cũng như hưởng được những cơ hội trên thì vai trò của Chính phủ là rất quan trong. 
"Chính phủ cần phải kiểm soát nền kinh tế ổn định để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với TMĐT dễ dàng hơn", ông Hưng cho biết.

Ông Hưng đã thừa nhận rằng, tính chủ động của Việt Nam là rất mạnh. Trong TPP, Việt Nam thể hiện rõ điều này. Cũng bởi vậy mà Việt Nam mới được xem là quốc gia được hưởng lợi lớn nhất từ TPP.

Bên cạnh đó, ông Hưng cũng cho hay, các doanh nghiệp cần có sự bình đẳng, minh bạch trong kinh doanh, đặc biệt là trong TMĐT.

Tuyết Nhung 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Đà Nẵng không nên tự hào là thành phố đứng thứ 3 về TMĐT'