Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 31.10, nghị trường trở nên "nóng" khi một số đại biểu đưa vụ việc lừa đảo của Công ty Alibaba ra bàn luận, đặt ra những hoài nghi về cán bộ công quyền.
>> Vụ án lừa đảo của Công ty địa ốc Alibaba
Có hay không việc cán bộ tiếp tay cho các dự án ma?
Sáng nay31.10, Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường về Báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2019, kế hoạch năm 2020 của Chính phủ.
Nói về tình trạngsai phạm trong lĩnh vực xây dựng, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (đoàn Hậu Giang) cho biết một số địa phương trong cả nước xảy ra nhiều vụ sai phạm tại các công trình xây dựng, các dự án lớn liên quan đến đất đai. Các sai phạm như: chưa được cấp phép, chưa được phê duyệtnhưng chủ đầu tư vẫn hợp đồng mua bán với khách hàng một cách công khai. Dẫn chứng cho tình trạng này, đại biểu Thủyđưa vụ lừa đảo lớn của Công ty địa ốc Alibaba làm ví dụ.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủynói: “Cử tri đặt vấn đề có hay không sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của cán bộ công quyền cho các dự án ma, dự án xây dựng đồ sộ, trái pháp luật tồn tại trong thời gian dài".
Đại biểu tỉnh Hậu Giang gửi tới Chính phủ kiến nghị của cử tri, cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, xử lý nghiêm trách nhiệm quản lý của cơ quan có thẩm quyền, nhất là trách nhiệm người đứng đầu địa phương khi để xảy ra sai phạm.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủynói: "Có như vậy mới tạo được niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian tới".
Chính quyền thúc thủ như chưa hề có chuyện gì
Tới lượtphát biểu, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho rằng giữa những điểm sáng trong báo cáo của Chính phủ, còn câu hỏi đáng suy nghĩ trong xã hội hiện nay.
Một loạt yếu kémđược ông Quốcchỉ ra, đó là việc áp dụng công nghệ thu phí BOT tự động vẫn không thực hiện được; Công ty địa ốc Alibaba lừa dân nhiều năm với hàng nghìn nạn nhân; sau vụ cháy Rạng Đông mới thấy chủ trương di dời nhà máy cũ diễn ra chậm chạp; hàng triệu người Hà Nội lao đao vì nước sạch; thí điểm taxi công nghệ vẫn chưa có kết quả…
Nói về vụ lừa đảo xảy ra tại Công ty Alibaba, đại biểu Dương Trung Quốc chua chát: “Vụ Alibaba lừa dân bán bất động sản ảo, diễn ra nhiều năm, số nạn nhân lên đến hàng nghìn, số thiệt hại rất lớn, mà bộ máy chính quyền cơ sở vẫn ngơ ngác thúc thủ như chưa hề có chuyện gì nghiêm trọng cho đến khi người dân và dư luận lên tiếng”.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, những điểm tối đang làm xấu đi bức tranh sáng sủa của những thành tựu tích cực mà Chính phủ cùng người dân dày công phấn đấu.
Ngày 24.9.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Trước đó Cơ quan điều tra đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với Nguyễn Thái Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Alibaba để phục vụ công tác điều tra. Có đầy đủ tài liệu, chứng cứ xác định Nguyễn Thái Luyện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Alibaba giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Thái Lĩnh thành lập ra Công ty Alibaba và các công ty thành viên (có quy mô hơn 2.600 nhân viên) đã thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600ha, giao cho các cá nhân (Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và người thân) đứng tên và tự vẽ ra 40 “dự án” không có thật tại một số tỉnh phía nam. Qua điều tra xác định các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi núp bóng dưới hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo phương thức đa cấp (sử dụng đất nền trong dự án “ma” làm mồi nhử). Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh xác định tất cả các “dự án” do Công ty Alibaba tự vẽ ra đều không có thật và không thể tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở như các đối tượng quảng cáo (không có và không thể có sản phẩm giao cho khách hàng như quảng cáo, giới thiệu cũng như nội dung hợp đồng đã ký kết). |