Theo dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, việc học đại học có thể được rút ngắn còn 3 năm; thay đổi tên gọi học phí theo quy định của Luật Giá, phí…

Đại học có thể còn 3 năm, đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo

Nam Phong | 30/05/2018, 11:16

Theo dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, việc học đại học có thể được rút ngắn còn 3 năm; thay đổi tên gọi học phí theo quy định của Luật Giá, phí…

>>Sinh viên sư phạm sẽ không còn miễn học phí, nhưng được cấp tín dụng

>>Tại sao phải sửa đổi Luật Giáo dục đại học?

Sáng nay30.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã trình bày dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Dự án Luật GDĐH sửa đổi).

Theo đó, dự án Luật GDĐH sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật GDĐH năm 2012, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập quốc tế, phù hợp và đồng bộ với một số luật mới ban hành.

Một trong những điểm nổi bật dự án Luật GDĐH sửa đổi là rút ngắn thời gian đào tạo. Cụ thể, đào tạo trình độ đại học được thực hiện tương đương từ 3đến 5năm học tập trung liên tục, tùy theo ngành đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Đối với những người tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, thời gian học tập do cơ sở đào tạo quyết định căn cứ vào kết quả học tập đã tích lũyđược công nhận.

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1đến 2năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện từ 3đến 4năm học tập trung liên tục đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ. Bên cạnh đó, dự án luật cũng quy địnhthời gian đào tạo theo tín chỉ được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy và quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp.

Về vấn đề này, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệmỦy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đề nghị cân nhắc việc quy định cứng về học tín chỉ bởi phương thức đào tạo có thể thay đổi theo thời gian.

Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệmỦy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc

Đồng thời, cân nhắc quy định rõ ràng hơn về trình độ tương đương đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu đặc thù.

Sẽ thay đổi tên gọi học phí

Đáng chú ý trong dự thảo Luật có sửa đổi để chuyển quy định về học phí sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật Giá, phí và lệ phí.

Theo đó, các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện do các cơ quan nhà nước quy định khung giá. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định mức giá dịch vụ, công bố công khai cho từng năm học, khóahọc cùng với thông báo tuyển sinh.

Về vấn đề này, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biếtvề giá dịch vụ đào tạo: Đa số tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ và cho phép cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước.

“Tuy nhiên, không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong dự thảo luật và do đó đề nghị cân nhắc sử dụng khái niệm học phí như quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục”, ông Bình cho biết.

Theo ông Phan Thanh Bình, khi thẩm tra dự án luật, nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định rõ nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cần thiết làm căn cứ để xây dựng khung giá, mức giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện.

“Ngoài ra, cần quy định cơ chế giám sát, công khai, minh bạch trong tài chính đại học để kiểm soát việc thu phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo; quy định chính sách hỗ trợ người học để có thể tiếp cận với giáo dục đại học khi tăng mức học phí”, ông Bình cho hay.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
9 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại học có thể còn 3 năm, đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo