Phí chồng phí, trạm thu phí đặt ở đường này để thu tiền cho đường khác, trạm thu phí BOT dày đặc… đang là gánh nặng đối với người dân, doanh nghiệp. Họ đang è cổ gánh phí cầu đường trong khi chất lượng không tương xứng với đồng tiền bỏ ra.

Dân đang phải 'è cổ' gánh phí cầu đường BOT

Nam Phong | 09/05/2016, 14:28

Phí chồng phí, trạm thu phí đặt ở đường này để thu tiền cho đường khác, trạm thu phí BOT dày đặc… đang là gánh nặng đối với người dân, doanh nghiệp. Họ đang è cổ gánh phí cầu đường trong khi chất lượng không tương xứng với đồng tiền bỏ ra.

Phải nói rằng, chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông của Đảng và Nhà nướclàđúng đắn. Nó phù hợp với xu thế của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Thời gian qua, nhiều dự án BOT đã rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí khấu hao phương tiện, thay đổi cơ bản bộ mặt giao thông ở nước ta và nó cũng là biểu hiện của đất nước đang phát triển.

Hiệnnước ta có 86dự án giao thông được thực hiện theo hình thức BOTvới số tiền lên tới vài trăm nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn của những dự án này chủ yếu vay từ các ngân hàng thương mại và đang phải trả phần lãi vay cho các ngân hàng thương mại qua phí đường bộ BOT.

Lời hứa của lãnh đạo... chỉ là hứa suông

Theo ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội, hiện mật độ các trạm thu phí BOT ngày càng dày đặc, mức phí của các dự án vốn được cho là cao và liên tục được đề nghị tăng lên trong khi chất lượng mặt đường không tương xứng với đồng tiền mà người sử dụng phải bỏ ra.

Quốc lộ 18 đoạnBOT Uông Bí - Hạ Long xuống cấp nghiêm trọng ngay từ khi đưa vào khai thác sử dụng,

tình trạng này kéo dài nhiều năm liền nhưng nhà đầu tư vẫn được thu phí. (Ảnh: Nam Phong)

Gần đây dư luận xã hội và báo chí đã bày tỏ sự phản ứng khá gay gắt về những bất cập trong quá trình xã hội hóa hạ tầng giao thông. Chỉ trong thời gian ngắn nhưng cấp tập tăng phí trên các tuyến đường, kể cả đường được đầu tư bằng nguồn ngân sách và đường được đầu tư bằng hình thức BOT, mọi khó khăn đều đổ lên đầu người dân, dân đang phải “è cổ” gánh phí cầu đường BOT. Điều đó làm cho xã hội bức xúc.

Điều đáng nói là trong lúc kinh tế còn khó khăn thì hiện nay người dân phải trả phí cho việc đi lại là quá cao, bất hợp lý ngay từ thuế khi mua một chiếc xe nay lại đến lượt phí BOT.

Cũng theo ông Liên việc thu phí sử dụng đường bộ có 2 vấn đề: "Thứ nhất, nó quá cao so với thu nhập của người dân, bây giờ tôi chỉ đủ tiền vào nhà nghỉ bình dân mà lại ép tôi phải chi tiền vào khách sạn 5 sao là quá khó. Phí BOT quá cao khiến người dân khó chấp nhận và sinh ra các phản ứng tiêu cực. Thứ hai là việc liên tiếp tăng phí đường bộ theo phương thẳng đúng khiến các doanh nghiệp bức xúc vì nó tác động tới giá thành vận tải, đồng nghĩa với việc không thực hiện đúng được Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô".

“Phí đường bộ tăng lên thì người dân sẽ gánh tất cả gánh nặng hệ quả. Vì vậy, Hiệp hội vận tải Ô tô Hà Nộiđã nhiều lần kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét một cách thận trọng việc tăng phí sao cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Như vậy mới tạo được sự đồng thuận, chứ không ai quỵt tiền của nhà đầu tư, nhưng cần xem lại lộ trình tăng phí theo sự tăng trưởng kinh tế”, ông Liên nói.

Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội(Ảnh GĐVN)

Điều đáng lưu ý nhất là phải minh bạch trong việc xã hội hóa hạ tầng giao thông chứ đừng để xảy ra những bất cập đang khiến dư luận quan ngại.

Ông Liên nói: Lời hứa của quan chức nhà nước hiện đã trở nên không thống nhất, ví dụ như việc khẳng định về khoảng cách 70km mới được có trạm thu phí, nhưng thực tế thì 30km, 40km lại có trạm thu phí; thu phí trên đầu phương tiện để sửa chữa cầu đường, bảo trì đường bộ thì cũng đã được Thủ tướng ký và nêu rõ, phí đường bộ là để bảo trì đường bộ do các chủ phương tiện đóng, nếu thiếu thì ngân sách nhà nước sẽ bù hoặc sử dụng các khoản thu khác.

Ông dẫn chứng: "Trên thực tế, QL5 vốn được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nhưng hiện nay lại thu phí trên tuyến đó. Việc thu phí trên tuyến này nhằm giảm xe tải tham gia trên tuyến này mà đi vào cao tốc để mà tăng thu cho BOT. Điều này là vô lý, người ta mới nói là phí chồng lên phí. Điều thứ hai cần nói trong việc thu phí QL5 là sự giật gấu vá vai trong quản lý tài chính. Lấy cái này để bù cho cái kia là không minh bạch khiến xã hội không đồng tình".

Nhiều tuyến đường đã được xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước nhưng nay các nhà đầu tư vào cải tạo mặt đường rồi thu phí như đường làm mới, cụ thể như tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ hay tới đây là cao tốc Hà Nội - Bắc Giang sẽ đi vào thu phí thì điều đó là không minh bạch. Các dự án này đều lợi dụng trên cốt đường cũ của nhà nước, chỉ cạp rộng thêm, thảm lại mặt đường và có một điểm chung dễ nhận biết từ các dự án này đó là đều cộng tất tần tật các loại vốn dự phòng (chiếm tới 1/3 cả tổng dự án) để tăng mức đầu tư, kéo dài thời gian thu phí.

“Qua thực tế đã cho thấy, những lời hứa củalãnh đạo đã không làm được, chỉ là hứa suông. Vì vậy, lãnh đạo nói mà không làm được thì cần phải xin lỗi người dân và sửa chữa”, ông Liên nói.

Đề nghị xem xét lại mức phí

Trước những bất cập trên, Hiệp hội vận tải ô tôViệt Nam đã có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp vận tải; đề nghị xem xét lại giá phí, khoảng cách giữa các trạm BOT cho phù hợp, phải áp dụng công nghệ thu phí không dừng để tránh ùn tắc giao thông, đảm bảo tốc độ lưu thông.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam: Việc tăng phí căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng CPI là chưa đủ, cần phải tính toán trên thu nhập bình quân GDP người dân và nhiều yếu tố khác. Nếu cho rằng ở nước ta mức phí trên đường cao tốc BOT là 2.000 đồng vẫn rẻ hơn các nước xung quanh khu vực nên phải tăng phí là hoàn toàn sai, vì thu nhập bình quân GDP đầu người ở nước ta thấp hơn tới hàng chục lần so với các nước quanh khu vực.

Về việc tăng phí quốc lộ 5 mới đây, ông Nguyễn Văn Thanh kiến nghị: Đường 5 cũ người dân đã phải trả phí bảo trì đường bộ hàng năm rồi, nay vẫn phải trả phí mà còn tăng tới 50% là bất hợp lý.

Ông Thanh cũng cho biết, Hiệp hội “Chúng tôi kiến nghị Chính phủ sớm chấm dứt thu phí 2 trạm quốc lộ 5 cũ, chấm dứt các trạm thu phí đặt bất hợp lý như trạm Bắc Thăng Long- Nội Bài. Vì phải có ý kiến của Thủ tướng đó là giai đoạn trước còn bây giờ chính phủ cần xem xét lại tránh bức xúc cho doanh nghiệp”.

Nam Phong

Ảnh bìa: Thu phí tại trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ (ảnh VN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân đang phải 'è cổ' gánh phí cầu đường BOT