Reuters nêu dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhượng bộ, dân Nga lại xuống đường biểu tình phản đối luật tăng tuổi hưu của người lao động.
Hàng ngàn người biểu tình trên toàn nước Nga hôm 2.9, cho thấy kế hoạch tăng tuổi hưu vẫn là một vấn đề nhạy cảm, dù ông Putin đã có những nhượng bộ trong một diễn văn truyền hình trực tiếp hôm 29.8.
Lãnh đạo Nga đã nhận trách nhiệm cá nhân
Lúc đó, vị chủ nhân Điện Kremlin lần đầu tiên nhận trách nhiệm cá nhân đối với sửa đổi tuổi hưu,và ông mô tả vì nhà nước cần có tiền: “Sự kết luận rất rõ ràng: “nguồn lực lao động đang suy giảm, cùng với khả năng chi trả của chính phủ và phải chỉnh sửa tuổi hưu vì lạm phát. Vì thế, những thay đổi là cần thiết”.
Vài năm gần đây, kinh tế Nga suy yếu vì giá dầu rớt mạnh, cùng việc phương tây cấm vận với cớ Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Nga cũng đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số trong vài năm tới, do tỉ lệ sinh cực kỳ thấp từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Ông Putin cũng giải thíchrằng,tuổi thọ của người Nga tăng, đang khiến hệ thống tiền lương Nga chịu sức ép lớn. Nâng tuổi hưu sẽ cho phép chính phủ trả lương hưu trí lớn hơn, mô tả mức lương hưu hiện tại là “khiêm tốn”.
Ôngkết thúc bài diễn văn bằng cách đề nghị nhân dân Nga “thông cảm”.
Ban đầu, luật tăng tuổi hưutrí duyệt từ năm 2028, tuổi nhận lương hưu của nam lao động đổi từ 60 lên 65 tuổi. Và từ năm 2034, tuổi nhận lương hưu của nữ lao động đổi từ 55 lên 63 tuổi.
Ông Putin đề nghị đổi tuổi hưu của nữ lao động lên 60 (thay vì 63) và giữ nguyên tuổi hưu của nam giới (đổi từ 60 lên 65).
Việc giảm tuổi hưu của nữ lao động vì ông Putin nói phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong xã hội Nga: “Ở nước ta, chúng ta đối xử với phụ nữ theo một cách ân cần, đặc biệt”.
Chính phủ Nga nói lương hưu trung bình/tháng sẽ là 14.414 rúp (212 USD) kể từ cuối năm 2018, so với 13.339 rúp hồi tháng 7, như tính toán của Cục Thống kê Liên bang Nga.
Năm ngoái, chính phủ Nga dự báo chi phí trung bình của người hưu trí là 8.496 rúp.
Tổ chức biểu tình gần Điện Kremlin
Sự nhượng bộ của Tổng thống Putin không thể cản sự bất bình. Các thăm dò dư luận cho thấy 90% người Nga phản đối, từ đó phát sinh các cuộc phản đối trong vài tuần qua.
Thăm dò của Trung tâm Levada cho thấy, uy tín cá nhân ông Putin giảm 10% điểm, kể từ khi chính phủ trình dự thảo luật sửa đổi tuổi hưu, dù khoảng 70% dân Nga vẫn tín nhiệm ông.
Nhưng dân Nga vẫn biểu tình phản đối. Theo Reuters, cảnh sát Moscow nói khoảng 6.000 người tụ tập cách Điện Kremlin chỉ vài km hôm 2.9, trong khi tổ chức phi chính phủ White Counter nói có 9.000 người. Nhiều người giương cờ đỏ, biểu ngữ của do ban tổ chức (của Đảng Cộng sản Nga).
Thủ lĩnh đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zyuganov tuyên bố với đám đông: “Hôm nay chúng ta tổ chức phản đối trên toàn quốc...". Ông cũng trình các đề xuất quyên tiền cho ngân sách quốc gia, chủ yếu là đánh thuế các đại gia có quan hệ thân cận với chính phủ Nga, thay vì nâng tuổi hưu.
Các loa phóng thanh cũng kêu gọi ủng hộ ứng viên của đảng Cộng sản Nga trong cuộc bầu cử thị trưởng Moscow (tổ chức ngày 9.9 tới). Đảng Nước Nga Chính nghĩa cũng tổ chức một cuộc biểu tình phản đối khác, với 1.500 người tham dự, theo cảnh sát Moscow.
Các cuộc biểu tình khác cũng diễn ra khắp nước Nga. Báo Fontanka nêu ở thành phố St Petersburg, khoảng 1.500 người xuống đường, trong khi hãng tin Interfax nói có 1.200 người biểu tình ở Novosibirsk, và 250 người ở Vladivostok.
Tại Yekaterinburg ở vùng núi Ural, khoảng 450 người tham gia cuộc tuần hành “Chế độ đáng xấu hổ”, trưng ảnh chân dung các chính khách ủng hộ luật sửa đổi tuổi hưu, theo báo địa phương Nasha Gazeta.
Ở miền nam Nga, các cuộc biểu tình diễn ra ở cảng Novorossiisk thuộc Biển Đen, Astrakhan, Rostov trên Sông Don và ở thủ phủ các nước cộng hòa Karachay-Cherkessia và Kabardino-Balkaria, theo Interfax.
Người dân cũng biểu tình ở thành phố Simferopol ở Crimea, và dự kiến ngày 9.9 tới, sẽ có một loạt cuộc biểu tình do thủ lĩnh đối lập Alexei Navalny tổ chức.
Hôm 27.8, Navalny đã bị kết án 30 ngày tù vì vi phạm luật biểu tình. Ông cáo buộc bản án này nhằm chặn ông lãnh đạo cuộc phản đối luật sửa đổi tuổi hưu.
Bích Ngọc (theo Reuters)