Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) sẽ tra soát những giao dịch liên quan đến các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn.
Phải mất gần hai thập kỷ để nhà sản xuất chip nhớ Nantero ở Massachusetts đưa ra thị trườngchip nhớ NRAM cấu trúc ống nano carbon siêu nhanh.Và ngay sau đó, các nhà đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng rót vốn vào doanh nghiệp này.
Nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC và Quỹ mạch tích hợp của Trung Quốc trị giá 15 tỷ USD đã đầu tư 30 triệu USD cho Nantero vào tháng 4. Quỹ này có nhiệm vụ phải đưa ngành công nghiệp chip của Trung Quốc vượt Mỹ trong thập kỷ tới. Đầu tư vào Nantero là một phần của dòng vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc vào ngành công nghệ của Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu an ninh quốc gia lo ngại các giao dịch này đang được các công ty nhà nước Trung Quốc sử dụng để tiếp cận với một số công nghệ giai đoạn đầu có giá trị nhất trên thế giới – một vấn đề then chốt trong cuộc chiến thương mại và công nghệ đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đạo luật Hiện đại hóađánh giárủi ro đầu tư nước ngoàicó hiệu lực vào tháng 8 giúp tăng cường năng lực bảo vệ nước Mỹ trước các nguy cơ mới và đang hình thành từ đầu tư nước ngoài, đồng thờiđể bảo vệ công nghệ và sở hữu trí tuệ Mỹ.
“Chính phủ lo ngại rằng việc mua cổ phần từ từ sẽ dẫn đến mục tiêu cuối cùng là công nghệ,” Aaron Cutler, giám đốc công ty luật Hogan Lovells ở Washington và từng là một cựu nhân viên cao cấp tại Hạ viện Mỹ cho biết.
Những thay đổi này phản ánh sự mở rộng về quyền hạn của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm xem xét các khoản đầu tư nước ngoài có khả năng đe dọa an ninh quốc gia. Các nhà phê bình đã nói rằng những thay đổi này sẽ hạn chế dòng vốn chảy vào ngành công nghệ Mỹ.
Trong quá khứ, CFIUS chỉ xem xét các thương vụ mua bán và sáp nhập bao gồm chuyển giao quyền kiểm soát. Các quy định mới cho phép cơ quan này có thẩm quyền xử lý bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến “các công nghệ quan trọng”, chẳng hạn như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn.Hiện nay, định nghĩa về an ninh quốc gia đã được mở rộng để bao trùm các lợi ích lớn hơn của Mỹ trong việc cạnh tranh với các đối thủ như Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ để dành vị thế dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao vào năm 2025.
Các nhà lập pháp lo ngại rằng các khoản đầu tư mạo hiểm nhỏ có thể tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc có được các công nghệ đáng giá, và các đặc quyền khác thường được trao cho nhà đầu tư.
“Ngay cả khi không tiếp cận được các sáng chế độc quyền (liên quan đến sở hữu trí tuệ), các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc vẫn có thể sử dụng đòn bẩy này để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ví dụ, bằng cách khuyến khích các startup thành lập công ty con hoặc liên doanh ở Trung Quốc, như vậy các nhân viên và đối tác Trung Quốc sẽ tiếp cận được” Adam Lysenko, nhà phân tích cao cấp tại Rhodium Group cho biết. Greg Schmergel, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Nantero, cho biết phương pháp của Trung Quốc là “đầu tư tài chính không ràng buộc”
Thỏa thuận này là một trong hàng trăm thương vụ tương tự diễn ra trong những năm gần đây. Theo Rhodium Group, vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc tại Mỹ từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay đạt 2,4 tỷ USD và đang trên đà tăng gấp đôi so với năm ngoái. Vốn đầu tư mạo hiểm được nhà nước hậu thuẫn, chiếm một phần tư tổng vốn đầu tư, cũng có xu hướng tăng gấp đôi.
Các quy định mới không có hiệu lực hồi tố và thương vụ Nantero cũng đã xong, nhưng đây là một ví dụ về những gì CFIUS sẽ tra soát.
Việc huy động vốn của Nantero đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu an ninh quốc gia, chủ yếu bởi vì các nhóm công ty hiện nay được coi là nhà đầu tư tiềm năng lại là những đối tượng đang cùng tìm cách đánh bại Hoa Kỳ về công nghệ bán dẫn trong thập kỷ tới.
Khi Nantero thành lập một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái, công ty đã chọn một khu phức hợp là nơi rất nhiều công ty bán dẫn hàng đầu của quốc gia này đặt văn phòng. Công ty quản lý khu vực phát triển này là Beijing E-Town, một công ty do nhà nước sở hữu đã từng đầu tư mạnh vào các công ty bán dẫn trên toàn thế giới.
Đáng chú ý, trong chứng nhận kinh doanh của mình ở Trung Quốc, Nantero đã đăng ký phạm vi kinh doanh bao gồm “chuyển giao công nghệ” – mục tiêu chính mà các quy định mới của CFIUS nhắm tới. Nantero cho biết đây là một cụm từ soạn sẵn được thêm vào giấy đăng ký kinh doanh.
Những nhà đầu tư Trung Quốc lớn hiện nay dẫn đầu chiến dịch đầu tư vào công nghệ tại nước ngoài là China Fortune-Tech Capital có trụ sở tại Thượng Hải và Quỹ mạch tích hợp Trung Quốc trị giá 15 tỷ đôla.
Fortune-Tech do nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thuộc sở hữu nhà nước SMIC kiểm soát, trong khi quỹ IC thì lại nằm dưới quyền kiểm soát của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc. Cả hai đều được kết nối với E-Town thông qua các khoản đầu tư và là một phần của chiến lược nhà nước để giúp Trung Quốc thoát khỏi sự lệ thuộc vào các chip được sản xuất ở nước ngoài.
SMIC, E-Town và quỹ bán dẫn trị giá 15 tỷ đôla này đã không bị buộc tội vi phạm các thủ tục. Cả ba tổ chức này đều từ chối đưa ra bình luận.
Một số chuyên gia nói rằng luật mới của Hoa Kỳ là không cần thiết. John Reynolds, một chuyên gia về các biện pháp trừng phạt kinh tế và an ninh quốc gia tại công ty luật Davis Polk, cho biết: “Các công ty mới khởi nghiệp nhận được ưu đãi mạnh để bảo vệ công nghệ của họ, ngay cả khi từ chối các nhà đầu tư mạo hiểm”.
Nhưng bất chấp ý định của các nhà đầu tư Trung Quốc, các dự án tương lai được kỳ vọng sẽ phải đối mặt với những rào cản cao hơn nhiều ở Mỹ. Shawn Cooley, một luật sư chống độc quyền tại Freshfields Bruckhaus Deringer và là cựu giám đốc của Bộ Nội địa Hoa Kỳ cho biết: “Về cơ bản, đầu tư sẽ được đánh giá thụ động chỉ khi nhà đầu tư chứng minh rằng sẽ không dẫn đến bất kỳ quyền tiếp cận đặc quyền nào”.
Các thương vụ giữa các nhà đầu tư nhà nước như SMIC với các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như Nantero dự kiến sẽ trở thành một phần của quá khứ.
Ngân Giang(theo FT)