Đó là những thực phẩm quen thuộc vẫn hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đôi khi vì thiếu hiểu biết hoặc không hiểu được tính chất nghiêm trọng của việc dùng những sản phẩm này mà chúng ta vô tình đưa những độc tố này vào cơ thể.

Những món ăn độc hại cho sức khỏe, bà nội trợ nên tránh

Thùy Vân | 07/09/2018, 08:37

Đó là những thực phẩm quen thuộc vẫn hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đôi khi vì thiếu hiểu biết hoặc không hiểu được tính chất nghiêm trọng của việc dùng những sản phẩm này mà chúng ta vô tình đưa những độc tố này vào cơ thể.

Dướiđây là những thực phẩm hằng ngày được mệnh danh là “sát thủ” âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn và gia đình.

Cà chua xanh

Cà chua xanh rất độc hại vì có nó chứa chất độc Solanine. Nếu ăn phải, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Măng tươi

Trong măng tươi chứa nhiều chất độc acid cyanhydric. Acid này khi vào máu có thể gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Ăn nhiều măng tươi nhiễm độc tố có thể khiến bạn cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, chất này có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây để lâu, nhất là trong môi trường ẩm thấp rất dễ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một điều nguy hiểm nữa, nếu bạn dùng nhiều khoai tây mầm sẽ có khả năng đau bụng kéo dài, ỉa chảy, nôn mửa thậm chí là suy hô hấp.

Dưa muối chưa kỹ

Ăn dưa ở giai đoạn mới muối, dưa sẽ có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Thông thường, trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Vì thế, loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Thịt đã qua chế biến

Các sản phẩm thịt chế biến nhiều nhất, bao gồm các loại thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, thường chứa chất bảo quản hóa học làm chúng luôn tươi và hấp dẫn, nhưng đây cũng là tác nhân gây ung thư.

Hàm lượng muối nitrit và nitrat trong thịt đã qua chế biến có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ đại tràng và các hình thức khác của bệnh ung thư.

Vì vậy, hãy chắc chắn chọn các sản phẩm thịt không có nitrat, tốt nhất là sử dụng thịt còn tươi sống cho các bữa ăn của gia đình để phòng ngừa bệnh tật.

Thịt đỏ

Thường xuyên ăn thịt đỏ, có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Theo nghiên cứu cho thấy, cứ ăn một khẩu phần thịt đỏ chưa chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng khoảng 13% nguy cơ tử vong. Thịt đỏ đã chế biến sẵn còn nguy hiểm hơn, cứ ăn một phần thịt đỏ đã chế biến thịt mỗi ngày nguy cơ tử vong có thể làm tăng 20%.

Gan lợn

Gan lợn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và các nguyên tố vi lượng, nhưng lại có nhiều độc tố. Do nguồn thức ăn của lợn có thể chứa nhiều chất độc hại như phân bón, thuốc trừ sâu… Ngoài ra, ở những con lợn bị viêm gan hoặc ung thư, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh hơn.

Mì chính

Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.

Ăn nhiều loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ mì chính có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê bức xạ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu.

Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen....

Đường trắng

Các chất tẩy trắng được sử dụng trong quá trình sản xuất đường, có thể chuyển thành carbon tự nhiên hoặc than xương. Sẽ rất nguy hiểm nếu ăn đường trắng trong thời gian dài.

Hà Vy (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những món ăn độc hại cho sức khỏe, bà nội trợ nên tránh