“Nên có nhiều bộ sách giáo khoa và hội đồng xét duyệt sách giáo khoa phải khách quan. Khi sách giáo khoa được công nhận thì chính thầy giáo, học sinh sẽ lựa chọn tùy thuộc vào chất lượng sách và sự phù hợp với các trường. Việc này cũng khiến các bộ sách giáo khoa phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh”, ĐBQH Dương Trung Quốc nói.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Cần phải có nhiều bộ sách giáo khoa

Trí Lâm | 14/09/2018, 16:24

“Nên có nhiều bộ sách giáo khoa và hội đồng xét duyệt sách giáo khoa phải khách quan. Khi sách giáo khoa được công nhận thì chính thầy giáo, học sinh sẽ lựa chọn tùy thuộc vào chất lượng sách và sự phù hợp với các trường. Việc này cũng khiến các bộ sách giáo khoa phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh”, ĐBQH Dương Trung Quốc nói.

Nghị quyết 88 của Quốc hội ban hành năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông có nội dung thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Nghị quyết cũng nêu, để đảm bảo có một bộ sách giáo khoa đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12 cho mọi học sinh trên cả nước thì vẫn giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa dùng chung. Còn lại, các tổ chức, cá nhân khác, theo nhu cầu và khả năng của mình sẽ biên soạn sách giáo khoa của từng môn học hoặc cấp học nào đó.

Tương tự, Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) mới nhất cũng quy định, mỗi môn học có một hoặc nhiều sách giáo khoa và thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng trước kiachỉ có một sách giáo khoa dẫn đến độc quyền, cũng như có rất nhiều hạn chế khác. Trong thời điểm tri thức nhân loại thay đổi, giáo dục thế giới thay đổi rất nhiều như hiện nay thì việc có nhiều bộ sách giáo khoa là hướng đi đúng. Điều này tạo nên sự sáng tạo, cạnh tranh, nâng cao chất lượng để học sinh được hưởng thụ tri thức tốt nhất.

Tuy nhiên, ông Quốc cho rằng, số lượng sách giáo khoa ở mức độ nào là vừa thì cần phải tính toán, bởi vì, sách giáo khoa không phải là hàng hóa thông thường mà còn mang tính giáo dục quốc gia. Số lượng cá nhân, tổ chức biên soạn sách có thể có nhiều, nhưng để một bộ sách được công nhận là sách giáo khoa thì cần phải có nhiều quy trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ, đảm bảo chất lượng.

Ông Dương Trung Quốc nêu ví dụ như chuyện công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Chương trình này áp dụng đã 40 năm. Trong bối cảnh chỉ một cuốn sách giáo khoa chính thức trong giáo dục thì nhiều trường cũng đã lựa chọn thêm phương pháp của GS Đại. Chương trình này cũng đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Còn nếu nó có được công nhận là sách giáo khoa chính thức hay không thì cần phải có một quá trình thẩm định, phải đáp ứngchuẩn mực nào đó.

Trả lời về việc "Bộ GD-ĐT cũng tham gia soạn một bộ sách thì có đảm bảo khách quan hay không?"ông Quốc cho rằng:Bộ GD-ĐT có đội ngũ và kinh nghiệm của mình thì việc Bộ soạn sách giáo khoa cũng là điều hợp lý. Quan trọng làbảo đảm hội đồng xét duyệt sách giáo khoa phải khách quan chứ không phải vì sách của Bộ mà thiên lệch. Khi sách giáo khoa được công nhận và bình đẳng như nhau thì chính thầy giáo, học sinh sẽ lựa chọn tùy thuộc vào chất lượng sách và sự phù hợp với các trường. Việc này cũng khiến các bộ sách giáo khoa phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh”.

Trả lời báo chí, ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng việc có nhiều bộ sách giáo khoa là cần thiết.

Lý do là chương trình hiện hành, Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ dùng chung cho toàn quốc và việc đó được giao cho một đơn vị của Bộ là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn và phát hành. Trong khi đó, ở các nước có nền giáo dục phát triển thì từ lâu họ đã cho phép giáo viên và học sinh có quyền lựa chọn những cuốn sách giáo khoa phù hợp với mình.

Theo ĐBQH Dương Trung Quốc, sách giáo khoa không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn phải có tính ổn định, tuổi đời không nên ngắn quá, dễ dẫn đến lãng phí tiền của.

Trong khi đó, nói tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội vừa qua, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng cần phải hết sức cân nhắc quy định một chương trình mànhiều sách giáo khoa, nhất là với tiểu học. Hiện nay cử tri hết sức bức xúc việc sách giáo khoa sử dụng một lần. Đây là vấn đề không phải các đại biểu Quốc hội nói một lần, bà Hải nhấn mạnh.

Trưởng ban Dân nguyện cũng cho biết, qua tìm hiểu thì tổng doanh thu của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015 là 1.041 tỉ đồng;năm2016 là 1.147 tỷ đồng ; năm 2017 là 1.203 tỉ đồng. Đặc biệt, theo thống kê, năm 2016 số lượng sách giáo khoa phát hành của Nhà xuất bản Giáo dục chiếm 56,4% toàn ngành xuất bản; năm 2017, con số này là 50,4%…. Đây mới chỉ là sách giáo khoa, chưa kể sách tham khảo.

Bà Hải nhấn mạnh, cử tri phản đối việc sử dụng sách giáo khoa một lần vì cho rằng rất lãng phí. Ví dụ năm 2018-2019 Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra thị trường 100 triệu bản sách giáo khoa. 100 triệu bản này sang năm hoàn toàn không được sử dụng mà nếu có thì là bán đồng nát. Tính trung bình, mỗi năm phụ huynh chi 1.000 tỉ để mua sách giáo khoa. Học sinh tiểu học ít nhất phải mua 6 cuốn, mỗi cuốn 45-78.000 đồng; cấp trung học cơ sở 7-15 cuôn, mối cuốn 97.000 – 144.000 đồng.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐBQH Dương Trung Quốc: Cần phải có nhiều bộ sách giáo khoa