Đề cập đến vấn đề cải cách nền kinh tế hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế, kể cả những cựu quan chức cao cấp trong Chính phủ như nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đều cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có một chính phủ hành động.

Để cải cách nền kinh tế, Chính phủ cần hành động mạnh tay

Nhàn Đàm | 28/05/2016, 11:35

Đề cập đến vấn đề cải cách nền kinh tế hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế, kể cả những cựu quan chức cao cấp trong Chính phủ như nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đều cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có một chính phủ hành động.

Chuyến thăm ba ngàyđến Việt Nam đầy ấn tượngcủa Tổng thống Mỹ Barack Obamakết thúcvới những dư âm còn lại của nó vàđã đến lúc chúng ta cần quay trở lại câu chuyện nền kinh tế Việt Nam. Những lời cam kết của Tổng thống Obama về việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được thông qua, cũng đang là một lời hẹn ước rằng, TPP chắc chắn sẽ được thông qua và Việt Nam nên tận dụng thời gian còn lại để có sự chuẩn bị tốt nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sự chuẩn bịđó chính là việc đẩy mạnh cuộc cải cách đang được Thủ tướng phát động từ những ngày đầu tháng 5. Việt Nam chỉ có thể có đượcvị thế xứng đáng khi TPP đi vào hoạt động, khi chúng ta có một nền kinh tế năng động và mạnh mẽ. Và để làm được điều đó, để thực hiện được cuộc cải cách kinh tế hiện nay, thì điều quan trọng nhất là phải có một chính phủ thật mạnh.

Đề cập đến vấn đề cải cách nền kinh tế hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế, kể cả những cựu quan chức cao cấp trong Chính phủ như nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đều cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có một chính phủ hành động. Vì bản chất sâu xa những vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế Việt Nam những năm qua là việc những chủ trương đúng đắn của Chính phủ đã không được thực hiện một cách rốt ráo. Ông Bùi Quang Vinh cũng nhắc đến hai nghị quyết trước đây được đánh giá là không thua kém gì Nghị quyết 35 và Nghị quyết 19/2016 hiện nay là nghị quyết 19/2014 và 19/2015 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhưng đã không đem lại nhiều hiệu quả trong thực tế do việc triển khai thực hiện của các bộ ngành địa phương kém hiệu quả.

Vậy, vấn đề lớn nhất của việc cải cách kinh tế ở Việt Nam hiện nay, vì thế không chỉ là cần một chính phủ hành động, mà quan trọng nhất hiện nay là cần một chính phủ mạnh, thậm chí thật mạnh để buộc cỗ máy quản lý từ các bộ ngành cho đến địa phương thực sự đi vào guồng. Thực tế là các bộ ngành địa phương trước đây vẫn hành động chứ không phải đứng yên theo kiểu trì trệ, chỉ có điều là những hành động này không thực sự đi vào khuôn khổ và vào guồng quay mà Chính phủ mong muốn theo hướng mà những nghị quyết đã hoạch định ra. Một thực tế đã được khá nhiều các chuyên gia chỉ ra, như Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung, rằng việc cải cách nền kinh tế trên thực tế đã động chạm rất nhiều vào quyền lợi của các bộ ngành địa phương,họ không thích thú gì với điều nàyvà dẫn đến xu hướng trì hoãn thậm chí thờ ơ với các mệnh lệnh cải cách từ phía Chính phủ.

Để nắn hoạt động của các bộ ngành địa phương vào guồng quay cải cách kinh tế, thì điều kiện quan trọng nhất là Chính phủ phải thật mạnh. Các động thái mới nhất từ phía Chính phủ cũng đang chỉ ra rằng, cần mở ra một kênh liên lạc trực tiếp giữa doanh nghiệp (DN) với Thủ tướng để chỉ ra những vấn đề tồn tại, thay vì giữa DN với các bộ ngành vốn rất dễ bị lái chệch hướng. Chẳng hạn như việc Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết trong buổi họp báo thông tin chuyên đề về Nghị quyết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết 35/2016), rằng các DN có quyền từ chối các đoàn thanh tra nếu đã bị thanh tra một lần, còn với yêu cầu kiểm tra, các DN có quyền khiếu nại hoặc phản ánh đến Thủ tướng Chính phủ.

Đây có thể được xem như một động thái cần thiết, không chỉ quy định rõ về số lần các đoàn thanh tra (cấp Chính phủ) được đến các DN trong vòng một năm, mà còn mở ra một kênh liên lạc trực tiếp giữa DN với Thủ tướng nếu các cuộc kiểm tra (cấp địa phương) vượt quá mức cho phép. Đây có thể xem như trường hợp điển hình, để thiết lập thêm khả năng kiểm soát của Chính phủ với việc thực hiện các yêu cầu cải cách với các bộ ngành địa phương như một xu hướng tất yếu trong tương lai gần. Khi Thủ tướng càng tăng cường khả năng kiểm soát và quản lý các cấp phía dưới là các bộ ngành và địa phương, thì khả năng nắn hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý vào việc thúc đẩy các biện pháp cải cách kinh tế là điều sẽ diễn ra ngày càng trơn tru và hiệu quả hơn.

Về lý thuyết, việc tăng cường vai trò kiểm soát và quản lý của Chính phủ với các bộ ngành và địa phương, là điều cần thiết giải quyết dứt điểm một trong những lỗi hệ thống trầm trọng nhất trong bộ máy quản lý ở Việt Nam trong nhiều năm qua, đó là sự phân cấp và phân chia trách nhiệm chồng chéo, nhập nhằng và không hiệu quả. Điều này trên thực tế đã gây ra sự xáo trộn và hỗn loạn của toàn bộ hệ thốngvà là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự quản lý kém hiệu quả.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng lộn xộn và hỗn loạn này, giải pháp chỉ có một: đó là một chính phủ mạnh, thậm chí thật mạnh, để đủ khả năng thiết lập lại trật tự giữa các bộ phận và tăng hiệu quả trong vận hành bộ máy. Cần chấm dứt tình trạng siêu bộ nơi các bộ ngành được xem như một lãnh thổ riêng, và tình trạng cô lập ở các địa phương nơi mỗi địa phương như một vương quốc riêng, không chịu sự quản lý từ các cấp cao hơn. Chỉ khi hai tình trạng nghiêm trọng này chấm dứt, thì những nghị quyết điều hành nền kinh tế từ cấp Chính phủ mới có thể lan tỏa và phát huy hiệu quả trong thực tế mà không bị biến chứng bởi những lợi ích cục bộ.

Việc thiết lập một chính phủ mạnh cũng là bước đi cần thiết đầu tiên để hướng tới mục tiêu chính phủ kiến tạo và phục vụ đã được Thủ tướng đề ra. Rõ ràng là, một chính phủ sẽ không thể giữ vai trò kiến tạo và phục vụ nếu như các kiến tạo về luật pháp, hành chính do chính phủ đề ra không thể đi vào nền kinh tế do sự can thiệp và làm biến tướng của các bộ ngành và địa phương. Chỉ khi nào các Nghị quyết điều hành kinh tế của Chính phủ đi thẳng và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, từ Chính phủ tới thẳng các DN, thì khi đó mới có thể coi một chính phủ là kiến tạo và phục vụ được. Vì thế, để cải cách được nền kinh tế Việt Nam hiện nay, điều quan trọng nhất là cần phải có một chính phủ mạnh.

Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ CafeF, Cafebiz, The Saigon Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để cải cách nền kinh tế, Chính phủ cần hành động mạnh tay