Công an TP.Việt Trì đã tạm đình chỉ công tác đối với thiếu tá Lê Hồng Chương để xem xét làm rõ trách nhiệm, kỷ luật vì chưa làm tròn nhiệm vụ, để xe tải qua cầu Việt Trì…
Trao đổi với phóng viên, đại tá Phùng Thế Ngôn,Trưởng Công an TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,khẳng định ngay khi nhận được phản ánh của báo chí về việc cán bộ chiến sĩ CSGT của đơn vị để xe ô tô đi qua cầu Việt Trì, ông đã chỉ đạo rà soát và xử lý nghiêm tất cả ca trực lâu nay tại cầu Việt Trì. Ai chưa làm tròn trách nhiệm, để ô tô, xe tải đi qua cầu, người đó sẽ bị xử lý.
Trước đó,báo điện tử Một Thế Giới đã có bài viết"Phú Thọ: Cảnh sát giao thông làm ngơ cho ô tô đi lên cầu Việt Trì", phản ánhvàongày 8.4, cán bộ chiến sĩ CSGT trực chốt tại cầu Việt Trì đã làm ngơ choô tô, trong đó có cả xe tải hạng nặng vô tư qua cầu. Đại tá Ngôn cho hay, cán bộ chiến sĩ đó là thiếu tá Lê Hồng Chương, cán bộ chiến sĩ thuộc Đội CSGT -Công anthành phố Việt Trì.
Đại tá Ngôn cho biết thêm, thiếu tá Lê Hồng Chương ngay lập tức được rút về làm nhiệm vụ tại trụ sở, đã làm kiểm điểm và tạm đình chỉ công tác tuần tra, kiểm soát chờ làm rõ trách nhiệm sẽ có hình thức kỷ luật.
Không chỉ có xe con, hàng loạt xe tải hạng nặng cũng nườm nượp qua cầu trước sự làm ngơ của chiến sĩ CSGT.
Ông Ngôn khẳng định, Công an thành phố luôn thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh. Việc phân luồng xử lý tại cầu Việt Trì vẫn được Công an duy trì thường xuyên. Ngoài lượng ô tô của người dân địa phương 2 đầu cầu Việt Trì, đối với ô tô, xe tải từ nơi khác đến, CSGT cũngphân luồng, hướng dẫn đi sang cầu mới.
“Quan điểm của Công an Việt Trì là xe ô tô đi vào đường cắm biển cấm thì phải xử lý kiên quyết”, đại tá Ngôn nói.
Tuy nhiên theo ông Ngôn, hiện việc phân luồng xử lý ở cầu Việt Trì vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số người dân sống 2 đầu cầu vẫn chưa đồng thuận với với việc cấm cầu Việt Trì và mức phí qua cầu Hạc Trì.
Ông Ngôn cho rằngsắptới đây, khi doanh nghiệp BOT đồng thuận với người dân 2 phường (Bạch Hạc, Sông Lô) về phí qua cầu, việc này sẽ được xử lý triệt để.“Lúc đó, không cần CSGT xử lýcũng không ai dám đi lên cầu”,Trưởng Công anthành phố Việt Trìnói.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã cho đầu tư xây dựng cầu Hạc Trì theo hình thức BOT thay thế cầu Việt Trì nằm cách 300m. Trong phương án tài chính Nhà đầu tư ký kết với Bộ GTVT tại Hợp đồng BOT, toàn bộ phương tiện ô tô sẽ lưu thông qua cầu Hạc Trì. Trên cơ sở đó, hệ thống biển báo, biển cấm để phân luồng giao thông qua cầu Việt Trì cũng được lắp đặt đồng bộ.
Từ khi cầu Hạc Trì đưa vào khai thác, lượng lớn xe ô tô không chấp hành lệnh cấm và vẫnđi qua cầu Việt Trì. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có Văn bản giao Cục Quản lý Đường bộ I và các đơn vị có liên quan làm ụ bê tông, rào chắn... tại 2 đầu cầu.
Sau khi các ụ chắn tại 2 đầu cầu Việt Trì cũ được lắp đặt, người dân phường Bạch Hạc và vùng lân cận đã có phản ứng. Người dâncho rằnghọ thường xuyên phải qua lại đoạn đường này nhiều lần trong ngày nên không đồng ý việc đóng phí. Đầu tháng 3.2016, người dân đã chặn các làn xe tại Trạm thu phí cầu Hạc Trì, ngăn cản hoạt động thu phí, gây ách tắc giao thông, mất trật tự an ninh khu vực.
Đến nay, các ụ bê tông đã tạm thời được cơ quan chức năng di dời. Cơ quan chức năng địa phương tạm thời chấp thuận người dân 2 bên cầu Việt Trì vẫn được lưu thông bằng ô tô. Tuy nhiên, hiện nay ngoài ô tô BKS 19, lượng xe tải ngoại tỉnh qua cầu Việt Trì ngày một tăng cao, kể cả khi có mặt lực lượng công an địa phương túc trực.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo Cục quản lý đường bộ I, Công ty CP BOT cầu Việt Trì cắm biển báo hiệu cấm ô tô trên cầu cũ nhưng theo ghi nhậnhầu như không thấy CSGT địa phương xử lý.Chỉ đến khi báo chí phản ánhmới thấy lực lượng này bắt đầu ra phân luồng xử lý.
Nam Phong