Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi ngày càng lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn thời gian qua nên các doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi lợn đề xuất thành lập các địa điểm phân phối thịt lợn an toàn ở siêu thị, điểm bán lẻ để kích thích tiêu dùng.

Doanh nghiệp đề xuất thành lập điểm phân phối thịt lợn an toàn để kích cầu

28/03/2019, 18:49

Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi ngày càng lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn thời gian qua nên các doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi lợn đề xuất thành lập các địa điểm phân phối thịt lợn an toàn ở siêu thị, điểm bán lẻ để kích thích tiêu dùng.

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi của nước ta - Ảnh: Internet

Theo Cục Thú y, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 22 tỉnh, thành phố với tổng số lợn đã bị tiêu hủy gần 70.000 con. Đáng lưu ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lây lan vào trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Trong đó tại Hưng Yên, dịch bệnh xuất hiện tại trang trại 4.500 con lợn trên địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu.

Giá thịt lợn cũng theo đà giảm mạnh, cụ thể là 20 ngày đầu của tháng 3.2019, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg. Giá lợn tại công ty chăn nuôi lớn dao động trong khoảng 34.000 - 36.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thịt lợn giao dịch ở mức 32.000 - 41.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động trong ngưỡng 39.000 - 45.000 đồng/kg. Ở nhiều nơi, lượng thịt lợn tiêu thụ đã giảm 50% so với bình thường.

Trước tình trạng này, đại diện các doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng, việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi là quá trình lâu dài không thể một sớm, một chiều nên đề xuất thành lập các địa điểm phân phối thịt lợn an toàn ở siêu thị, điểm bán lẻ, nhất là khu vực nông thôn để kích thích tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nguồn thịt đảm bảo an toàn thực phẩm, có lộ trình cấm giết mổ nhỏ lẻ, khuyến khích xây dựng lò mổ tập trung.

Còn để kiểm dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đề xuất cần tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn qua địa phương. Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển; vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển và người tham gia vận chuyển; tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi bị bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy triệt để tránh làm lây lan dịch bệnh.

Bố trí đầy đủ lực lượng thú y, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn vận chuyển qua địa bàn tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có đường giao thông vận chuyển từ phía Bắc vào phía Nam.

Tạm dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ các vùng có dịch ra khỏi địa bàn (vùng có dịch) trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi được tiêu hủy trên địa bàn.

Cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã tham gia chương trình giám sát, lấy mẫu có kết quả xét nghiệm âm tính các bệnh (bao gồm cả bệnh dịch tả lợn châu Phi), lợn không có triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi trong vòng 30 ngày trước thời điểm vận chuyển, được phép vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp đề xuất thành lập điểm phân phối thịt lợn an toàn để kích cầu