Một số ngành có tỉ lệ doanh nghiệp giải thể cao thuộc về ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội với 16 doanh nghiệp, tăng 300%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 111 doanh nghiệp, tăng 88,1%...

Doanh nghiệp phá sản nhiều nhất thuộc ngành y tế và hoạt động xã hội

Một Thế Giới | 19/03/2016, 14:13

Một số ngành có tỉ lệ doanh nghiệp giải thể cao thuộc về ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội với 16 doanh nghiệp, tăng 300%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 111 doanh nghiệp, tăng 88,1%...

Theo Báo cáo thống kê chuyên đề tình hình hoạt động doanh nghiệp của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2016 của cả nước là 2.195 doanh nghiệp, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, các ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 16 doanh nghiệp tăng 300%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 111 doanh nghiệp, tăng 88,1%... Lĩnh vực hoạt động dịch vụ khác có số doanh nghiệp giải thể không thay đổi so với cùng kỳ năm 2015.
y te, pha san, doanh nghiep, thong ke, doanh nghiep nganh y pha san
 Số doanh nghiệp giải thể ngành y tế và hoạt đông trợ giúp xã hội lên tới 300% 

Cũng theo báo cáo, xét theo quy mô vốn, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỉ đồng với 2.051 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 93,4% trên tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Phân theo vùng lãnh thổ, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 123 doanh nghiệp giảm 32,4%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 270 doanh nghiệp giảm 29,7%; đồng bằng sông Cửu Long có 424 doanh nghiệp giảm 13,6% và Tây Nguyên có 68 doanh nghiệp giảm 9,3%.

Trong tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2016 có 905 công ty TNHH 1 thành viên chiếm 41,2%; 654 công ty TNHH 2 thành viên chiếm 29,8%; 370 công ty cổ phần chiếm 16,9% và 266 doanh nghiệp tư nhân chiếm 12,1%.

Phân theo lĩnh vực hoạt động, có 2 ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước là: khai khoáng (19 doanh nghiệp, giảm 38,7%) và xây dựng (212 doanh nghiệp giảm 28,9%).

Trước đó, theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1.2016 của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 1 năm nay là 1.338 doanh nghiệp, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Có 12.456 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm 5.181 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 7.275 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Tổng cộng có 13.800 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.

Trí Lâm

Bài liên quan
Bộ Y tế: Nhiều đơn vị đưa mỹ phẩm ra thị trường với địa chỉ, số điện thoại 'ma'
Một số doanh nghiệp đưa mỹ phẩm ra thị trường Việt Nam nhưng cơ quan chức năng không thể liên lạc được, vì doanh nghiệp cung cấp số điện thoại, địa chỉ “ma”, gây khó khăn cho công tác quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp phá sản nhiều nhất thuộc ngành y tế và hoạt động xã hội