Chuyên gia Phạm Chi Lan, nhà văn trẻ Tuệ Nghi và admin diễn đàn Tinh Tế - Trần Mạnh Hiệp đều cho rằng nên gộp Tết Tây với Tết ta. Trong khi đó, doanh nhân triệu đô Hoàng Khải lại có quan điểm hoàn toàn khác.

Doanh nhân triệu đô Hoàng Khải phản đối gộp Tết Tây với Tết ta

Hồng Quân | 14/01/2017, 12:49

Chuyên gia Phạm Chi Lan, nhà văn trẻ Tuệ Nghi và admin diễn đàn Tinh Tế - Trần Mạnh Hiệp đều cho rằng nên gộp Tết Tây với Tết ta. Trong khi đó, doanh nhân triệu đô Hoàng Khải lại có quan điểm hoàn toàn khác.

Xem thêm:Kiếm được 1 triệu USD năm 24 tuổi và các status gây sốt của doanh nhân Hoàng Khải

Ông Hoàng Khải: Từ bước ngoặt cuộc đời đến doanh nhân triệu đô

Chia sẻ với VTC News, chuyên gia Phạm Chi Lan, nhà văn trẻ Tuệ Nghi và admin diễn đàn Tinh Tế đều ủng hộ quan điểm gộp Tết dương lịch và Tết âm lịch. Trong đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hoàn toàn đồng ý với quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch của Giáo sư Võ Tòng Xuân.

Xét trên góc độ kinh tế, theo bà Chi Lan, về lâu về dài, nước ta nên theo cái chung của các nước khác, tức là nghỉ một dịp thôi. "Dịp đó có thể dài hơn nhưng nghỉ một kỳ. Hiện nay thời gian nghỉ giữa hai cái Tết đang gây ảnh hưởng ghê gớm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty", chuyên gia này nói.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây

Bà Phạm Chi Lan là chuyên gia kinh tế, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Thực tế, sau kỳ Noel tết Tây, gần như tháng 1 Tây nhiều người không làm việc được bao nhiêu bởi các nơi tổng kết sơ kết rồi chuẩn bị cho Tết ta. Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc.

Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển.

Theo tôi, có thể tăng số ngày nghỉ, tiến dần tới việc có nhiều ngày nghỉ thực như các nước vì hiện nay số ngày nghỉ chính thức ở nước ta không nhiều, chỉ có 8 ngày. Trong đó, có 4 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ khác và như thế là ít so với các nước. Tuy nhiên, trên thực tế, 4 ngày nghỉ Tết ta kéo dài thành mấy chục ngày và là dạng nghỉ không chính thức. Thời gian ấy rất khó làm việc với các nơi vì chưa có không khí làm việc.

Như ở các nước, họ chơi ra chơi làm ra làm, trong khi ở ta, không chơi hẳn, cũng không làm hẳn trong dịp nghỉ hẳn. Xét dưới góc độ kinh tế, nhà nước lại vẫn phải trả lương cho 1 nhịp độ làm thấp hơn đáng kể so với bình thường. Tôi thường làm việc với các tổ chức nước ngoài và họ đều thấy ngại với kỳ nghỉ lễ không chính thức quá dài ở Việt Nam.

Nhà văn trẻ Tuệ Nghi: Tết thì ngày càng nhạtmà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”?

Nhà văn trẻ Tuệ Nghi là tác giả cuốn sách Luật ngầm.

Những năm trở lại đây, cứ mỗi dịp xuân về lại bùng nổ dữ dội tranh cãi vấn đề nghỉ Tết. Cái việctưởng chừng đơn giản nhưng lạikhiến các nhà kinh tế hội nhập "sởn hết gai ốc" vì lo sợ.

Người ta hô hào hội nhập kinh tế nhưng vẫn muốn giữ khư khư lề lối văn hoá truyền thống đó là Tết cổ truyền. Tôi không phủ nhận, Tết cổ truyền mới đúng là Tết sum họp của người Việt, nhưng nó không còn phù hợp với tốc độ phát triển xã hội nhanh vũ bão như hiện nay.

Chúng ta chọn đất nước giàu mạnh hay chọn cố chấp giữ truyền thống để cứ phải ngậm ngùi nhìn các quốc gia khác vượt mặt chúng ta hàng thập kỷ? Chúng ta chọn mở rộng phát triển kinh tế, giao thương với các nước châu Âu, châu Mỹ hay chọn chỉ quanh quẩn làm ăn với các nước láng giềng cùng đón Tếtnhư ta?

Trên lý thuyết, Tết là sum họp, là tình thân và cũng có người cho rằng Tết cổ truyền là hồn của dân tộc, Tết còn thì dân tộc Việt mới còn (?!) Tôi không nghĩ vậy, cá nhân tôi cho rằng nếu đã sống có tình thì 365 ngày trong năm đều tình nghĩa với nhau, đều sum họp với nhau chứ cần gì nhân danh Tết để bày mâm cao cỗ đầy?

Và cái hồn ở dân tộc vốn dĩ nằm ở sự thịnh vượng, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, sự hội nhập khéo léo về văn hoá cũng như chuẩn mực trong đạo đức, lối sống của con người. Hà cớ gì đạo đức xã hội càng xuống cấp, kinh tế thì thụt lùi, Tết thì ngày càng “nhạt” mà cứ phải khăng khăng “giữ hồn”?

Thực chất, cái mà chúng ta đang quyến luyến đó chính là Tết xưa, những cái Tết có lẽ chưa đủ đầy như bây giờ nhưng trọn vẹn vị Tết, những ngày chuẩn bị phơi phóng củ kiệu, lục tục làm dưa món, kho nồi măng hột vịt hay ở miền Bắc thì có thịt nấu đông. Sên mứt gừng mứt dừa hương thơm bay đến cuối ngõ. Những ngày ba cố làm gắng cho đủ tiền mua cho contấm áo mới kịp đón giao thừa, mẹ thì lấy tiền để dành mua cành mai, cành đào để nhà có không khí xuân.

Ngày 23 đưa ông Táo, cả nhà quây quần bên nhau cung kính thắp hương. Ngày đó nghèo, nhưng ấm áp. Còn giờ đây, chúng ta đang sống ở cái thời mà giáp giao thừa vẫn còn có thể chạy ra mua vội mớ củ kiệu đóng hộp, mấy cái bánh chưng làm sẵn, đống mứt nhiều màu của tây của tàu đủ cả. Rồi chúng ta bỏ tiền tỷ ra để tái hiện những không gian tết xưa, vô cùng lãng phí và gượng ép.

Các nước nghỉ Tết tây, chúng ta cũng nghỉ. Rồi khi các nước quay trở lại vào guồng làm việc hăng hái suốt một năm, chúng ta lại rề rà vì chuẩn bị nghỉ Tết cổ truyền. Hết Tết cổ truyền vẫn uể oải, thậm chí là kiêng kỵ tiền vào tiền ra cho tới hết tháng Giêng. Trong khi với tốc độ kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay, các doanh nghiệp đua nhau tới từng phút từng giây, sự thắng thua trên thương trường quốc tế nó khác lắm với cái sự chém gió hơn thua nhau trên bàn nhậu những ngày Tết.

Cứ tới gần Tết, tất niên tổng kết một năm, hô hào chúc mừng nhau phát triển vượt bậc, hội nhập thành công, hô hào xong thì ai về nhà nấy, giải tán nghỉ Tết! Mặc cho cái thành công hội nhập, kinh tế thịnh vượng chỉ nằm trên giấy, trên kế hoạch, trên miệng. Mặc cho hàng hoá nằm trong kho phải đội thêm chi phí lưu kho, mặc cho mỗi một ngày nghỉ là một ngày thất thoát tiền của, GDP sụt giảm. Và mặc cho thế giới đi xa tới đâu, ta cứ vừa đi vừa nghỉ, nhưng ước muốn với hoạch định thì cao vời.

Có lẽ, thay đổi thói quen truyền thống là một điều khó khăn, nhưng bất kỳ dân tộc nào muốn phồn thịnh đều phải có những giai đoạn đau đớn như thế.

Admin diễn đàn Tinh Tế: Tết Nguyên đán không còn phù hợp với thời đại

Trần Mạnh Hiệp - admin diễn đàn Tinh Tế.

Tết Nguyên đán không còn phù hợp với thời đại. Về yếu tố kinh tế, việc chúng ta để hai cái Tết tạo thành sự lệch pha về thời gian với các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn.

Về văn hóa, khi gộp Tết cổ truyền vào Tết tây, người Việt Nam vẫn giữ gìn những giá trị tâm linh vốn có, chỉ chuyển nó vào một thời điểm sớm hơn chứ không có gì thay đổi. Thậm chí nó sẽ còn tốt hơn do lúc này tâm linh và văn hoá phù hợp với cuộc sống thực tế chứ không chỉ là lễ.

Tết cổ truyền được du nhập và phù hợp với nền văn hoá cổ xưa của Việt Nam nên thời đại mới chúng ta hoàn toàn có thể du nhập một cái Tết mới, bỏ cái Tết cũ.

Doanh nhân Hoàng Khải: Đừng bàn bỏ Tết nữa…

Ông Hoàng Khải là Chủ tịch tập đoàn Khải Silk.

Không đồng tình với quan điểm của chuyên gia Phạm Chi Lan, nhà văn trẻ Tuệ Nghiadmin diễn đàn Tinh Tế, doanh nhân Hoàng Khải đăng thông điệp đầy ẩn ý:Giàu thì đã giàu rồi. Thôi đừng bàn bỏ Tết nữa cho nó nôn nao, nó vui.

Doanh nhân Hoàng Khải không đồng tình việcgộp Tết Tây với Tết ta

Dù không nói thẳng ra nhưng hầu như người đọc đều hiểu rằng ông Hoàng Khải không muốn bỏ Tết ta, hay gộp chung Tết ta với Tết Tây.

Bằng chứng là những bình luận của bạn bè muốn giữ lại Tết ta đều được Chủ tịch Tập đoàn Khải Silk bấm like.

Nhiều người dùng Facebook cũng không thích bỏ Tết ta.

Sao Việt phản pháo ý kiến gộp Tết Tây với Tết ta

Ý kiến bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết cổ truyền theo lịch Dương như người Phương Tây đã rộ lên cách đây 3 năm. Thời điểm đó, rất nhiều sao Việt không đồng ý về việc này, thậm chí còn phản ứng khá gay gắt.

Lâm Chí Khanh

Tôi hoàn toàn không đồng ý với chuyện này, Tết tây ra Tết Tây, Tết ta ra ta chứ nếu không thì có những ngày lễ riêng của dân tộc để làm gì. Tôi được biết Tết ta là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Đây còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ... Vậy cớ gì phải bỏ ngày ý nghĩa như thế.

Trương Nam Thành

Là một siêu mẫu nam hàng đầu Việt Nam với nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, Trương Nam Thành cho biết anh hoàn toàn không đồng ý về việc này. Anh nói: "Tết ta là những ngày rất ý nghĩa trong năm, là nơi tụ họp của gia đình và bạn bè nên hoàn toàn không thể gộp chung Tết ta cùng Tết tây lại làm một. Không khí mua sắm, đón xuân của người Việt Nam rất thú vị và vô cùng ý nghĩa nên nếu gộp chung lại vô tình làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của những ngày truyền thống dân tộc bấy lâu nay".

Trịnh Kim Chi

Mỗi dân tộc đều có truyền thống riêng biệt và ngày lễ, Tết ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, vì thế tôi không đồng ý với ý kiến này. Tôi và chồng vẫn dạy dỗ con nhớ đến ngày Tết truyền thống của dân tộc và những ý nghĩa của nó. Chúng tôi dẫn các cháu đi thăm ông bà và những người thân thuộc, đồng thời ôn lại cho các cháu những ý nghĩa của ngày lễ lớn này. Vì thế, không có cớ gì người Việt làm mất đi ý nghĩa của ngày sum vầy và hội tụ.

Khổng Tú Quỳnh

Tết ta là Tết cổ truyền, mang đậm nét văn hóa của người Việt ta từ xưa đến nay. Mỗi lần Tết ta đến đều rất có ý nghĩa riêng biệt, nên Quỳnh không đồng ý việc gộp Tết tây và Tết ta lại làm một. Các nước phát triển khác vẫn ăn rết theo phong tục của mỗi nước đó như Thái Lan cũng có Tết songkran, Hàn Quốc có Tết seollah. Vậy cớ gì phải bỏ Tết ta để gộp chung vào Tết Tây. Làm thế vô tình đánh mất bản sắc dân tộc Việt, Quỳnh nghĩ đó không phải là điều nhiều người mong muốn.

Tiên Cookie

Tiên nhớ một điều như thế này: “Mồng một là Tết nhà cha, mồng hai nhà mẹ, mồng ba Tết thầy”, những giá trị văn hóa đó không phải ở đâu cũng có. Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Và những gì thuộc về giá trị văn hóa không ai được phép phá vỡ. Vì thế, tôi hoàn toàn không đồng ý với chuyện này.

Tâm Tít

Tôi đã nghe qua ý kiến này nhưng thật sự tôi thấy không hợp lý cho lắm. Nếu bỏ Tết ta để gộp vào Tết tây thì còn đâu giá trị văn hóa của dân tộc, còn đâu mấy ngàn năm lịch sử mà biết bao người xây dựng nên. Tôi thích nhất là mỗi lần Tết ta đến, được sum vầy cùng những người thân yêu và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong cuộc sống. Tôi nghĩ, giá trị ấy không phải khi nào cũng có được.

Xem thêm:Được khen đẹp ăn đứt Ngọc Trinh, con dâu tỷ phú Hoàng Kiều phản ứng ra sao?

'Xót xa cho ba mẹ kẻ giết nữ sinh lớp 9 rồi giấu xác trong thùng xốp'

Phủ nhận chăn dắt gái mại dâm, trưởng nhóm Phượt Bão Đêm bị tố tươi cười ở tang lễ

Chị gái khuyên Ngọc Trinh đừng buông tay Hoàng Kiều, con trai tỷ phú lại gọi mẹ

Con dâu nhận quà sinh nhật khủng, tỷ phú Hoàng Kiều sướng vì bán hết vé đêm nhạc

Bị tố chăn dắt gái mại dâm cho thành viên, trưởng nhóm Phượt Bão Đêm lên tiếng

Tăng 10kg khi chia tay Công Phượng, Hòa Minzy khóa Facebook vì lý do bất ngờ

Lừa đảo link clip sex 19 phút của nữ sinh Đà Nẵng 17 tuổi

Hari Won chia sẻ ảnh Ngọc Trinh bên nhà báo Lại Văn Sâm và chuyện ngoại tình

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
11 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nhân triệu đô Hoàng Khải phản đối gộp Tết Tây với Tết ta