Tổng thống Donald Trump đang phải cân nhắc xem nên tiếp tục duy trì ưu đãi thương mại cho Hồng Kông hay ban hành trừng phạt nhằm phản ứng với kế hoạch trực tiếp áp đặt luật an ninh cho Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh.

Đội ngũ cố vấn của ông Trump dần nhất trí cứng rắn với Trung Quốc

26/05/2020, 09:26

Tổng thống Donald Trump đang phải cân nhắc xem nên tiếp tục duy trì ưu đãi thương mại cho Hồng Kông hay ban hành trừng phạt nhằm phản ứng với kế hoạch trực tiếp áp đặt luật an ninh cho Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa trình báo cáo đánh giá mức độ tự trị của Hồng Kông lên Quốc hội nước này nên Ngoại trưởng Mike Pompeo còn cơ hội đề xuất trừng phạt - Ảnh: Reuters

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung cũng đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi căng thẳng giữa hai nước leo thang vì dịch COVID-19. Theo một số quan chức Mỹ đương nhiệm lẫn về hưu, những cố vấn của Tổng thống Trump ngày càng đi đến thống nhất cần phải gây áp lực lên phía Trung Quốc.

Một cựu quan chức cho biết: “Lúc trước từng có phân định một bên là phe ủng hộ thị trường tự do truyền thống, không điên cuồng với thuế quan và phe còn lại là cố vấn an ninh quốc gia chiến lược. Nhưng bây giờ hầu hết đều đồng ý rằng đã đến lúc mạnh tay hơn”.

Đại diện tiêu biểu cho phe chủ trương cứng rắn là Ngoại trưởng Mike Pompeo. Ông liên tục đưa ra phát ngôn chống Trung Quốc, mới đây nhất là lời chỉ trích kế hoạch trực tiếp áp đặt luật an ninh cho Hồng Kông của chính quyền Bắc Kinh là “hồi chuông báo tử” cho mức độ tự trị cao mà Hồng Kông được hưởng.

Đạo luật Dân chủ - Nhân quyền Hồng Kông (HKHRDA) do Tổng thống Donald Trump ký thông qua cuối năm ngoái yêu cầu chính quyền Washington - cụ thể là Bộ Ngoại giao - phải định kỳ đánh giá mức độ tự trị của đặc khu để làm căn cứ quyết định duy trì hay không duy trì ưu đãi thương mại quy định trong Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông 1992.

Đến nay Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa trình báo cáo lên Quốc hội nước này đồng nghĩa với việc khả năng ông Pompeo đề xuất trừng phạt vẫn còn đó.

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cũng không kém cạnh. Vào đầu tháng 3 ông nhận xét Trung Quốc đã không đối phó tốt với dịch COVID-19, đến hôm 24.5 vừa qua lại công khai đe dọa Trung Quốc có thể phải đối mặt với trừng phạt vì chuyện Hồng Kông.

Một nhân vật “diều hâu” khác là Phó cố vấn An ninh quốc gia Matt Pottinger - một trong những quan chức chính quyền Washington đầu tiên công kích Trung Quốc xung quanh vấn đề dịch bệnh. Ông từng bị theo dõi và làm phiền khi công tác ở Trung Quốc với công việc nhà báo.

Phe cứng rắn còn không thể thiếu Cố vấn thương mại Peter Navarro. Gần như chắc chắn ông sẽ thúc đẩy trừng phạt Trung Quốc vì chuyện Hồng Kông.

Bên phe ôn hòa có Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Nhưng khi căng thẳng leo thang vì đại dịch thì quan chức này không còn ngần ngại thực thi biện pháp cứng rắn chẳng hạn như siết chặt kiểm soát xuất khẩu nhắm vào Huawei.

Mặc dù vậy, ở vấn đề Hồng Kông, Bộ trưởng Mnuchin vẫn khuyến cáo cần thận trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu lên thị trường.

Cố vấn kinh tế Larry Kudlow cũng rất cẩn trọng dù trong tháng vừa qua ông đã chỉ thị Chương trình Đầu tư hưu trí Mỹ (TSP) ngừng đầu tư vào một số doanh nghiệp Trung Quốc. Chưa rõ lập trường về vấn đề Hồng Kông của quan chức này.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đội ngũ cố vấn của ông Trump dần nhất trí cứng rắn với Trung Quốc