Theo nhiều chuyên gia phân tích an ninh, khi địa bàn hoạt động ở Trung Đông ngày càng bị thu hẹp, rất có thể tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ biến Đông Nam Á thành chiến trường mới bằng cách kêu gọi các phần tử IS Indonesia, Malaysia và Philippines quay trở về nước hoạt động.

Đông Nam Á có nguy cơ thành chiến trường mới của IS

Cẩm Bình | 27/10/2016, 06:00

Theo nhiều chuyên gia phân tích an ninh, khi địa bàn hoạt động ở Trung Đông ngày càng bị thu hẹp, rất có thể tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ biến Đông Nam Á thành chiến trường mới bằng cách kêu gọi các phần tử IS Indonesia, Malaysia và Philippines quay trở về nước hoạt động.

Báo cáo mới của Viện Phân tích chính sách xung đột (IPAC) nhấn mạnh đến sự trỗi dậy của nhiều nhóm ủng hộ IS tại đảo Mindanao (Philippines).

Theo Giám đốc IPAC Sidney Jones, Philippines đang đối diện với nguy cơ trở thành chi nhánh IS ở Đông Nam Á.Bà nhận xét: “Trong hai năm qua, IS đã tạo cơ sở để các nhóm cực đoan trong khu vực hợp tác với nhau. Sự hợp tác này có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh IS ngày càng thất thế tại Trung Đông và âm mưutiến hành hoạt động khủng bố ở nơi khác”.

Cũng theo bà Jones, khi kế hoạchsang Syria đầu quân cho IS càng ngày càng khó thực hiện, các phần tử cực đoan Đông Nam Á sẽ chọn đến đảo Mindanao. Hơn nữa, trở về Philippines rất dễ dàng nên có nhiều phần tửIS quay về nước hoạt động.

Nhiều báo cáo trước đó đã ghi nhậnđang có một số lượng không xác định những kẻ ủng hộ IS người Indonesia đến Mindanao đầu quân cho các nhóm khủng bố ở đây ví dụ như Abu Sayyaf (thủ lĩnh Isnilon Hapilon đã thề trung thành với IS).

Các nhà phân tích an ninh từng đánh giá tình trạng xung đột lâu đời cộng thêm ngày càng có nhiều nhóm cực đoan đi theo tư tưởng IS xuất hiện đã khiến Đông Nam Á thu hút cácmạng lưới khủng bố như Jemaah Islamiah, Jemaah Anshar Khilafah, Abu Sayyaf, Ansarul Khilafah Philippines, nhóm Maute và phong trào tự do Hồi giáo Bangsamoro.

Báo cáo của Viện Phân tích chích sách xung đột chỉ ra rằng khi IS không ngừng giúp các nhóm cực đoan ở Đông Nam Á phối hợp với nhau, lực lượng an ninh các nước trong khu vực lại chỉ tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố trong từng nước riêng rẽ chứ chưa hiểu về các nhóm khác ngoài biên giới nước đó.

Báo cáo đánh giá: “Sự thiếu hiểu biết này phải được giải quyết khi mà hiện tại, chỉ có hiểu rõ tình hình phát triển (của khủng bố) ở Philippines thì mới có thể đánh giá chính xác các mối đe dọa đến an ninh tại Indonesia hay Malaysia. Tình hình ngắn hạn đang rất khẩn cấp, thiệt hại ở Trung Đông đang thúc đẩy IS chuyển hướng hoạt động”.

Từ vụ tấn công khủng bố Jakarta (Indonesia), Malaysia đã phải tăng cường an ninh để đề phòng khủng bố - Ảnh: DW

BáoStraits Times cho biết trong năm 2016, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công khủng bố. Tiêu biểu có vụ tấn công tạithủ đô Jakarta (Indonesia) vào tháng 1 hay vụ ném lựu đạn hộp đêm ở ngoại ô Kualar Lumpur (Malaysia). Đặc biệt làâm mưu tấn công vịnh Marina (Singapore) bằng tên lửa phóng từ đảo Batam (Indonesia) đã bị phát hiện.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Bóng đá Đông Nam Á và Việt Nam nên học Uzbekistan
Bóng đá Uzbekistan không cầu thủ nhập tịch, không rầm rộ mua sắm ngoại binh, nhưng họ vẫn thành công và đang tiến rất gần đến chiếc vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đông Nam Á có nguy cơ thành chiến trường mới của IS