Ở kịch bản trung bình (nhiều khả năng xảy ra nhất), tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt khoảng 2%, sau đó có thể đạt tương ứng 6% và 7% trong 2 năm tiếp theo.

Dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

Lam Thanh | 28/12/2021, 17:36

Ở kịch bản trung bình (nhiều khả năng xảy ra nhất), tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt khoảng 2%, sau đó có thể đạt tương ứng 6% và 7% trong 2 năm tiếp theo.

Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), khả năng hồi phục của nền kinh tế trong trung hạn phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến dịch bệnh và chính sách phục hồi nền kinh tế của chính phủ.

Ở kịch bản trung bình (nhiều khả năng xảy ra nhất), tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt khoảng 2%, sau đó có thể đạt tương ứng 6% và 7% trong 2 năm tiếp theo.

Ở kịch bản tốt, khi dịch bệnh được khống chế và các chính sách hỗ trợ phát huy tác dụng, tăng trưởng tương ứng trong trung hạn có thể đạt cao hơn, tương ứng là 2,5%, 6,7% và 7,5% tương ứng giai đoạn 2020-2023.

Tuy nhiên, NCIF cũng cho biết còn kịch bản xấu hơn, khi bệnh dịch tiếp tục phức tạp với các biến thể mới phát sinh, khi đó, tăng trưởng kinh tế tương ứng giai đoạn 2021-2023 khoảng 4% đến 6%.

Đề xuất giải pháp, NCIF cho rằng cần tiếp tục nâng cao cảnh giác phòng chống và đối phó kịp thời với tình hình dịch bệnh; nâng tỷ lệ tiêm chủng trong nước, ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh; đồng thời tạo cơ sở cho các giải pháp hồi phục và thúc đẩy kinh tế.

kt-2.jpg
Ở kịch bản trung bình, tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt khoảng 2%

Ngoài ra, liên tục cập nhật loại thuốc, phác đồ điều trị, công nghệ mới, cũng như các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc đối phó và ngăn chặn dịch bệnh; kịp thời đưa ra bài học và phác đồ điều trị hiệu quả trong đối phó với phát sinh dịch bệnh của Việt Nam.

Một giải pháp nữa là thúc đẩy xuất nhập khẩu, thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA. Theo đó, cần nhanh chóng phục hồi sản xuất và tập trung ưu tiên các hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu có tăng trưởng xuất khẩu tốt trong những tháng đầu năm 2021, như Mỹ, EU.

Đồng thời, NCIF cũng cho rằng cần tận dụng tối đa lợi thế từ các FTAs mà Việt Nam đã tham gia ký kết; nắm bắt thông tin thị trường và cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán.

Theo tính toán cập nhật của NCIF trong tháng 11.2021, EVFTA có tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam, cụ thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm khoảng 2 điểm phần trăm vào năm 2021 và 1,6 điểm phần trăm vào năm 2022; kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 2,6 điểm phần trăm vào năm 2021 và 2 điểm phần trăm vào năm 2022; GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021 và năm 2022.

NCIF cũng đề nghị đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh. Cải cách thể chế, đặc biệt là cải thiện môi trường kinh doanh được đánh giá là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất tạo động lực mới cho kinh tế nền tăng trưởng.

"Cải cách thể chế, môi trường kinh doanh là động lực mang tính nền móng, căn bản cho phát triển, nền móng tốt, tăng trưởng mới có thể bứt phá và bền vững”, NCIF nêu.

Trung tâm này cũng cho rằng cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở tận dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số.

Song song với đó, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành có mức độ sẵn sàng cao với cách mạng công nghiệp 4.0, như: công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, công nghiệp chế tạo thông minh, tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, du lịch số, y tế và giáo dục.

Giải pháp tiếp theo là tăng mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ để tận dụng cơ hội do CPTPP, EVFTA, các hiệp định thương mại tự do khác mang lại, thu hút dòng FDI chất lượng cao...

Theo đó, Việt Nam cần tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nội địa. Hiện nay, các tập đoàn, công ty lớn hoạt động ở Việt Nam đều có chuỗi cung ứng riêng (chủ yếu là doanh nghiệp FDI) cung cấp sản phẩm linh kiện.

“Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với lợi thế của đất nước và tình hình thực tiễn thị trường xuất khẩu. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực thông qua tăng cường đàm phán và ký kết các FTA, EPA song phương và khu vực”, NCIF nhận định.

Cũng theo NCIF, cần xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2021.

NCIF cho rằng đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Theo đó, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; rà soát việc phân bổ vốn cho các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân; tập trung tháo gỡ những vướng mắc thể chế đầu tư công…

Cuối cùng, NCIF cho rằng cần phải hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh phát triển nền tảng công nghệ. Vai trò của công nghệ ngày càng quan trọng, đó đó cần có những giải pháp triệt để hơn trong việc hỗ trợ những doanh nghiệp phát triển nền tảng công nghệ, đặc biệt tập trung vào nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất.

Bài liên quan
Kịch bản nào cho lạm phát của Việt Nam năm 2025?
CPI trung bình năm 2024 của Việt Nam chỉ tăng 3,63% so với 2023. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
34 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021