Sau khi biết vua Trần Anh Tông thân chinh cầm quân và thấy quân đội địa phương án binh bất động thì triều Nguyên mới nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Xét thấy việc dùng binh là hạ sách, nhà Nguyên mới bắt đầu nghĩ cách dùng giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt tình hình.

Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn

23/10/2017, 13:37

Sau khi biết vua Trần Anh Tông thân chinh cầm quân và thấy quân đội địa phương án binh bất động thì triều Nguyên mới nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Xét thấy việc dùng binh là hạ sách, nhà Nguyên mới bắt đầu nghĩ cách dùng giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt tình hình.

Nhà Nguyên suy thoái nhanh sau khi phát triển "nóng"

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận​

Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên​

Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh​

Nhưng trong phần trước đã đề cập đến chuyện nhà Trần mang 3 vạn quân sang đánh sâu vào đất Nguyên và đốt phá các kho tàng. Phản ứng đầu tiên của triều đình nhà Nguyên là tức giận nên đòi dùng binh ở hành tỉnh Hồ Quảng phản công. Mặc dầu có lệnh của triều đình, không thấy hành tỉnh Hồ Quảng có hành động gì. Trong khi đó, quân ta tiếp tục hạ trại trên đất Nguyên chứ không hề có chuyện đánh nhanh rút gọn.

Sau khi biết vua Trần Anh Tông thân chinh cầm quân và thấy quân đội địa phương án binh bất động thì triều Nguyên mới nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Xét thấy việc dùng binh là hạ sách, nhà Nguyên mới bắt đầu nghĩ cách dùng giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt tình hình.

Tháng sáu âm lịch năm 1314, triều đình Nguyên phải cho hai viên quan là A Lý Ôn Sa và Lưu Nguyên Hanh tới hành tỉnh Hồ Quảng tìm hiểu tình hình những sự việc xảy ra, rồi đưa thư sang hỏi triều đình nhà Trần. Ta trả lời là vì có kẻ quấy rối, lấn chiếm biên giới nên trừng trị, còn ai quấy rối thì không biết.. Nhà Nguyên sai sứ thần là Lưu Nguyên Hanh sang dò xét và gửi công điệp cho vua Trần. Công điệp của vua Nguyên viết:

"Trước kia nhà Hán đặt (nước ta) ra chín quận, nhà Đường lập ra năm quận, thì An Nam thực là nơi mà thanh danh giao danh giáo hóa của Trung Quốc đã tràn lan tới. Huống chi, An Nam đối với Trung Quốc, nào là dâng địa đồ, nào là nộp lệ cống, danh phận trên dưới đã phân minh, Trung Quốc đối với An Nam, thì ban cho một cách đầy đặn không kể đến việc đáp lại đơn sơ, cái ơn huệ yên ủy người phương xa thật là hết sức. Như thế thánh triều có phụ bạc gì quý quốc đâu! Thế mà bây giờ sao lại tự nhiên gây ra sự không yên lành, dùng sức ngông cuồng để mở rộng bờ cõi. Tuy nói riêng về đất ở Du Thôn, (xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay, hiện có cửa ải Du Thôn) thì việc quan hệ rất nhỏ, nhưng nói chung về dư đồ nhà nước, thì quan hệ rất to. Hơn nữa, những người bị giết, bị cướp đều là những dân, những hộ đã ghi vào sổ của triều đình. Vậy người chủ trương làm việc ấy không rõ là ai?"

Vua Trần sai trả lời công điệp: Đây là việc làm của những quân lính quan nhỏ nơi biên giới, đã gây nên những việc không yên ổn. Nước tôi biết thế nào được những việc ấy!"

Lưu Nguyên Hanh dâng thư lên vua Nguyên: "Trước kia An Nam đã từng xâm phạm vào đất Vĩnh Bình nay lại quen thói cũ. Nghĩ nên sai quan đến tuyên dụ truyền định lại bờ cõi và nghiêm sức quan lại ở biên giới không được xâm phạm lẫn nhau như thế mới giữ được sự yên ổn lâu dài ở ngoài biên giới". Vua Nguyên y theo lời tâu, sai người đem sắc thư đến dụ bảo.

Có thể thấy lời lẽ của công điệp mà triều Nguyên gửi đến vua ta lúc này hết sức từ tốn, không dám giở giọng phách lối như thời của Mông Kha hay Hốt Tất Liệt trước đây. Tại sao nhà Nguyên khi ấy lại không dám cử binh đến đại chiến mà chỉ biết dùng lời vuốt ve? Nguyên do là khi ấy nhà Nguyên đang có dấu hiệu phân liệt vì tranh giành quyền lực. Trong vòng 10 năm từ 1305 đến 1315 thì vũ đài chính trị nhà Nguyên đầy bão táp.

Thời kỳ cải cách kinh tế ngắn ngủi của Nguyên Thành Tông sau khi Hốt Tất Liệt qua đời (1294) chỉ kéo dài hơn 10 năm. 1305, Nguyên Thành Tông ốm và quyền lực rơi vào hậu cung. Năm 1307, Nguyên Thành Tông băng hà và chính trường nhà Nguyên xảy ra một phen đấu tranh đẫm máu trước khi Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Nhưng Vũ Tông là hôn quân. Để củng cố vương quyền của mình, , Vũ Tông đã khen thưởng tràn lan, ông ban chức tước và tiền bạc cho họ, tìm cách an trí các hoàng tử để lấy lòng họ khiến họ khỏi làm loạn nhằm củng cố địa vị và thời gian cai trị của mình. Tuy nhiên, Vũ Tông đã làm mọi người thất vọng vì Vũ Tông là ông vua rất xa xỉ, dâm dật, ưa tổ chức lễ tiệc phung phí, không cần thiết.

Năm 1309, Vũ Tông liên minh với Hãn quốc Sát Hợp Đài, tiêu diệt Hãn quốc Oa Khoát Đài, phân chia hãn quốc làm 2. Cuộc nội chiến này bào mòn binh lực nhà Nguyên không ít. Năm 1311, Vũ Tông băng hà và truyền ngôi cho em là Nhân Tông. Vì sự xa xỉ của triều đại thời Vũ Tông nên nhà Nguyên suy yếu, chính quyền trung ương không duy trì được quyền lực tuyệt đối với các địa phương. Năm 1314, Nhân Tông sai các quan tới ba tỉnh là Giang Tây, Triết Giang và Hà Nam kiểm tra việc thu thuế nhằm tăng ngân thuế triều đình. Tuy nhiên công việc này gặp phải sự kháng cự của quý tộc và quan lại nên cũng thất bại.

Sự bất lực lớn nhất của vua Nguyên trong cuộc chiến với quân Trần dưới thời vua Anh Tông là việc hành tỉnh Hồ Quảng không thèm phát binh chống lại quân Trần sau khi có lệnh của triều đình. Như vậy thì có thể thấy việc ta dám đánh sâu vào đất Nguyên là không hề phiêu lưu mà do ta thấu hiểu hết binh lực và tình hình nhà Nguyên khi đó. Nhưng dù sao việc chiếm đóng trên đất Nguyên - một hành động được ví như dám xẻ miếng thịt sư tử - là điều mà không nước nào tại lục địa Á - Âu khi đó dám nghĩ tới. Ta cũng không ham miếng thịt sư tử mà chỉ đánh cho chúng biết sức mạnh quân sự Đại Việt để từ đó thôi cái trò lấn đất vùng biên. Sau khi cho vua tôi nhà Nguyên một bài học, vua Trần Anh Tông cho rút quân về.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn