Theo ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), cần bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững, đó là dưới 3% tổng dư nợ.

Duy trì nợ xấu ở mức bền vững khi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

tuyetnhung | 18/01/2017, 07:23

Theo ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), cần bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững, đó là dưới 3% tổng dư nợ.

Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN)cho biết, trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu trong giai đoạn vừa qua, cũng như việc phân tích, xác định các tồn tại, yếu kém của hệ thống các TCTD, NHNN đã xác định việc tái cơ cấu hệ thống gắn với việc xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2017. Theo đó, NHNN đã xây dựng đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020".

Hiện nay, NHNN đang hoàn thiện đề án theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị. Trên cơ sở phê duyệt và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đối với đề ántrong năm 2017, NHNN sẽ xây dựng kế hoạch cũng như tập trung nguồn lực để triển khai quyết liệt, toàn diện các giải pháp tại đề án.

Theo ông Hưng, mục tiêu của việc tái cơ cấu hệ thống và xử lý nợ xấu trong năm 2017 là đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của TCTD (nhất là TCTD yếu kém) theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng TCTD và phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường,hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD.

Bên cạnh đó, xử lý nợ xấu phải gắn với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ).

Về đối tượng tái cơ cấu trong thời gian tới, Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cho biết sẽ gồm tất cả các TCTD, trong đó có cả các ngân hàng thương mạimua bắt buộc (ngân hàng 0 đồng).

Các nhóm giải pháp cũng sẽ được chia thành các nhóm giải pháp cơ cấu lại các TCTD theo từng loại hình, bao gồm: Nhóm ngân hàng thương mạiNhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính và cho thuê tài chính; Nhóm TCTD nước ngoài; Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô. Trong mỗi nhóm đều có các giải pháp cơ cấu lại đối với các TCTD lành mạnh và TCTD yếu kém.

"Song, một trong những nguyên tắc cốt lõi của NHNN trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD là đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống. Đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong những năm tới", ông Hưng nhận định.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Duy trì nợ xấu ở mức bền vững khi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng