Ông Darryl Dong (IFC Việt Nam) cho rằng Việt Nam chưa có một giao dịch mua bán nợ xấu nào đúng nghĩa thị trường mà chủ yếu là mua bán trên bảng cân đối kế toán giữa các ngân hàng và VAMC.
Trong tổng số 69 tổ chức phát hành chậm trả nợ trâu phiếu doanh nghiệp (TPDN) thì số các doanh nghiệp trong ngành bất động sản chiếm tới 62,3%. Ngành này cũng có tỷ lệ nợ xấu trái phiếu ở mức 20,17%.
Nêu giải pháp cho vấn đề nợ xấu liên quan đến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng cần rất nhiều giải pháp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn để có thể giải quyết vấn đề phức tạp này.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các ngân hàng nên minh bạch các con số và thông tin về nợ xấu. Nợ xấu sẽ không tự nhiên biến mất nếu cứ mãi “quét rác xuống dưới tấm thảm đẹp để che giấu”.
Các chuyên gia nhận định Nghị định 08 sẽ tạo ra hành lang pháp lý cần thiết xử lý một vài điểm nghẽn hiện nay trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhưng để khơi thông thị trường này thì cần thêm nhiều giải pháp.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư; bảo đảm cuộc sống của người bị thu hồi đất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Có thể thấy đa số trái phiếu doanh nghiệp được phát hành từ các doanh nghiệp bất động sản. Khi thị trường khó khăn như hiện nay, chắc chắn nợ xấu từ trái phiếu cũng sẽ tăng.
Theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, tỷ lệ nợ xấu hiện nay vẫn ở mức an toàn nhưng việc chuyển nhóm nợ sẽ diễn ra rất nhanh.
Bà Trần Kiều Oanh, Trưởng phòng phân tích định chế tài chính FiinGroup cho rằng rủi ro nợ xấu còn đến từ “cục máu đông” trái phiếu doanh nghiệp khi dư nợ trái phiếu bất động sản cuối 2022 khoảng 420 nghìn tỉ đồng.
Trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, việc tập trung xử lý nợ xấu là trọng tâm.
Khoảng 700 nghìn tỉ đồng (chưa tính lãi) nợ trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong giai đoạn 2023 - 2025. Do đó, doanh nghiệp bất động sản tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ trái phiếu nếu không có giải pháp phù hợp.
TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay các ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn. Tuy nhiên, dự đoán nợ xấu sẽ có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.
Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc dân (NCB), từ đầu năm cho đến hết tháng 9, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ 3% hồi đầu năm lên 14,7% với 6.648 tỉ đồng.
Báo cáo của Chính phủ cho biết các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao…