Việc Formosa xin tăng vốn đầu tư cho môi trường là điều đáng hoan nghênh, cần khuyến khích nhưng chúng ta cần có các biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ, yêu cầu họ xử lý chất thải đến mức đáp ứng được vấn đề môi trường, TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Formosa xin tăng vốn đầu tư cho môi trường: Có còn hơn không?

Trí Lâm | 16/03/2017, 16:05

Việc Formosa xin tăng vốn đầu tư cho môi trường là điều đáng hoan nghênh, cần khuyến khích nhưng chúng ta cần có các biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ, yêu cầu họ xử lý chất thải đến mức đáp ứng được vấn đề môi trường, TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vừa đề nghị thay đổi vốn đầu tư của dự án đầu tư khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh từ hơn 10,6 tỉ USD lên hơn 11 tỉ USD, tăng vốn hơn 346 triệu USD, tương đương hơn 7.700 tỉ đồng.

Theo lý giải của Formosa Hà Tĩnh, số vốn tăng thêm là do đầu tư vào đề án ưu hóa bảo vệ môi trường và cải thiện sản xuất (quản lý nước thải, khí thải, xây dựng các hạng mục bổ sung về môi trường theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Được biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các đơn vị liên quan kiểm tra cụ thể, căn cứ các quy định hiện hành, tham mưu, đề xuất phương án xử lý, báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh trước ngày 25.3.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, Formosa xin tăng vốn đầu tư cho môi trườngcũng là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ, phải yêu cầu họ xử lý chất thải đến mức đáp ứng được vấn đề môi trường.

"Tuy mấy trăm triệu USD họ chuẩn bị đầu tư cho môi trường không là gì so với dự án nhưng vẫn còn hơn không có gì. Nhiệm cụ của chúng ta là giám sát chặt chẽ, nếu vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì buộc họ phải tiếp tục hoàn thiện", ông Thịnh nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, để đảm bảo môi trường, xử lý chất thải thì thông thường, một dự án đầu tư người ta phải bỏ ra khoảng 20-30% trên tổng chi phí đầu tư dự án đó. Ví dụ như Formosa chẳng hạn, bỏ ra 10 tỉ USD cho dự án thì chi phí môi trường cũng phải 2-3 tỉ USD. Chi phí quá lớn như vậy thì họ khó có thể đáp ứng.

Cho nên, ông Thịnh cho rằng các doanh nghiệp rất ngại khi đến các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường cao, bởi chi phí tốn kém. Do đó, họ đầu tư vào các nước có tiêu chuẩn môi trường kém hơn và lờ đi vấn đề xử lý chất thải, nếu chính quyền quốc gia đó mà không quyết liệt thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.

“Đã đến lúc chúng ta không chỉ nuông chiều cho các nhà đầu tư nước ngoài mà không tính đầy đủ cho nền kinh tế của Việt Nam”, ông Thịnh nói.

Chuyên gia này cũng hy vọng, sau hàng loạt sự cố về môi trường vừa qua thì không chỉ Formosa mà các doanh nghiệp khác cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đầu tư cho công nghệ xử lý chất thải. Mặc dù, việc đầu tư cho khâu môi trường khiến doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều chi phí.

Trong báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2016) mới công bố, lần đầu tiên Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) dành hẳn một chương để khảo sát về cảm nhận của doanh nghiệp liên quan tới vấn đề môi trường.

Kết quả điều tra cho thấy, trong trong gần 10.000 doanh nghiệp FDI và trong nước được khảo sát, có 50% doanh nghiệp FDI và 45% doanh nghiệp trong nước tin rằng bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng và sẵn sàng trả một mức chi phí hợp lý cho các hoạt động cụ thể cũng như áp dụng thêm các quy định pháp luật để tránh ô nhiễm, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản, tài chính và dịch vụ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cho rằng chính các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường dù việc này làm tăng chi phí của doanh nghiệp (97% doanh nghiệp FDI và 96% doanh nghiệp trong nước đồng ý). Theo đó, một số lượng lớn doanh nghiệp đã nỗ lực phòng chống ô nhiễm môi trường ngay chính tại doanh nghiệp của mình như đào tạo, tập huấn cho người lao động về bảo vệ môi trường, áp dụng các “chính sách xanh”…

VCCI cũng nhận định, sau sự cố môi trường Formosa, các doanh nghiệp dường như đồng tình cao hơn và chấp nhận nghĩa vụ thực thi các quy định về môi trường mà chính quyền địa phương tiến hành, dù điều đó có thể sẽ gia tăng gánh nặng chi phí và trách nhiệm cho doanh nghiệp (tỉ lệ 95% đối với doanh nghiệp FDI và 91% đối với doanh nghiệp trong nước).

Báo cáo cũng đưara thông điệp, đặt ra vấn đề phải lựa chọn hoặc tăng trưởng kinh tế hoặc môi trường trong lành là một quan điểm sai lầm. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ một Việt Nam “xanh” và họ ủng hộ các nỗ lực để giữ cho môi trường trong lành tại đất nước này.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
38 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Formosa xin tăng vốn đầu tư cho môi trường: Có còn hơn không?