Không gian bếp sẽ ngày càng thu hẹp và tối ưu hóa diện tích. Đó chính là yếu tố đặc trưng trong mô hình Frankfurt Kitchen dành cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp.
Nhắc tới bếp cho không gian nhỏ hẹp, chắc chắn bạn không thể không biết tới thiết kế nổi tiếng mô hình “Frankfurt Kitchen” của nhà thiết kế người Áo, Margarete Schütte- Lihotzky, được ứng dụng cho khoảng 10.000 căn hộ nhỏ tại Frankfurt, Đức vào những năm 1920.
Thiết kế “Frankfurt Kitchen” của Margarete Schütte- Lihotzky giải quyết được bài toán tổ chức bếp đạthiệu quả tối đa cao nhất trong một diện tích nhỏ và hẹp, khoảng 1.9m x3.4m. Đây cũng là diện tích thường hay được bố trí cho khu vực bếp trong ngôi nhà Việt. Do đó, việc ứng dụng thiết kế Frankfurt Kitchen trong ngôi nhà Việt sẽ phổ biến và ưa chuộng hơn.
Tại Việt Nam, hơn 70% phụ nữ các thế hệ dành từ 1 - 3 giờ/ngày hoặc hơn cho các hoạt động khác nhau trong bếp chính vì vậy không gian nhà bếp được xem là khu vực trong nhà người Việt.
Thiết kế Frankfurt Kitchen thể hiện rõ quan niệm về cuộc sống của Margarete. Đối với bà, cuộc sống trên hết chính là công việc,rồi đến giải trí, những mối quan hệ và những đam mê khác. Không gian bếp của Frankfurt Kitchen được bố trí ở một khu vực nhỏ hẹp, và tách biệt với không gian phòng khách, thậm chí một số còn có thêm cửa lùa ngăn cách bếp và phòng khách vì với Margarete, bếp chính là một phần của “công việc”.
Frankfurt Kitchen còn rất thực tế ở tính chi tiết và khoa học trong việc nghiêncứu cách thiết kế, sắp xếp bếp và các trang thiết bị đi kèm sao cho tạo được sự thoải mái, an toàn, hiệu quả trong di chuyển, cử động, thao tác.
Nhật Hạ