Công trình thi công tại địa chỉ 22 (gọi tắt là công trình 22) đường Tân Quý, phường Tân Quý, quận Tân Phú gây lún nứt bốn căn nhà liền kề gồm 20/1, 20/3, 24 và 24A.

Gây lún nứt nhà dân: Phạt xong cho làm tiếp

Theo Người đô thị | 15/06/2016, 10:40

Công trình thi công tại địa chỉ 22 (gọi tắt là công trình 22) đường Tân Quý, phường Tân Quý, quận Tân Phú gây lún nứt bốn căn nhà liền kề gồm 20/1, 20/3, 24 và 24A.

Theo quan sát của phóng viên, nền nhà 20/1 chỗ phù, chỗ lún, vênh như bánh tráng nướng. Tường, trần đều nứt. Chân tường và nền nhà bị tách rời, tạo ra một khe hở lớn. Gạch lát nền nhà bị bong tróc. Tường ngăn giữa bếp và phòng khách tại tầng trệt xuất hiện nhiều vết nứt chân chim. Bên ngoài, tường nhà 20/1 và căn nhà 20/3 liền kề có khoảng hở, phát sinh sau khi công trình 22 thi công, theo ông Nguyễn Đức Chương, chủ nhà 20/1. Ghi nhận của chúng tôi khá tương đồng với vi bằng số 1267 do Văn phòng Thừa phát lại quận Gò Vấp lập. Trước nguy cơ căn nhà có thể sập xuống bất kỳ lúc nào, đe dọa sinh mạng và tài sản, gia đình ông Chương phải cấp tốc mướn nhà ở tạm đồng thời trình báo chính quyền địa phương và yêu cầu can thiệp.

Ngày 5.5.2016, cơ quan chức năng ra quyết định đình chỉ thi công kèm mức phạt 4 triệu đồng đối với nhà thầu công trình 22 là Công ty cổ phần xây dựng Tuấn An, theo bà Dương Thị Cẩm Tú, Phó chủ tịch UBND phường Tân Quý.

Hình ảnh tường và nền nhà bị nứt, lún khiến chủ nhà phải chuyển ra ngoài ở trọ vì sợ nhà sập.

Tuy nhiên, công trình vẫn tiếp tục thi công khi quyết định xử phạt còn chưa ráo mực. Lý giải về việc quyết định ngừng thi công không có hiệu lực, bà Tú cho biết trong cuộc họp giữa đại diện UBND phường, nhà thầu, chủ đầu tư vắng mặt (nhưng ủy quyền cho nhà thầu) và đại diện 4 hộ dân bị ảnh hưởng ngày 4/5, các hộ dân đồng thuận cho công trình tiếp tục thi công. Bà nói: “Biên bản ban đầu (cuộc họp ngày 4/5 - PV) 4 hộ đều đồng ý cho họ thi công gia cô móng. Chủ thầu cũng có ý kiến là nếu không cho làm thì những nhà đó sẽ sạt. Nhà 20/1 sẽ ngả, nhưng chưa biết ngả về hướng nào, có thể về nhà 20/3, có thể về nhà 22 (tức công trình đang xây dựng - PV)”. Nhưng khi chúng tôi yêu cầu được xem “biên bản ban đầu” thì bà Tú trả lời rằng “không có ở đây, chỉ có biên bản ngày 19/5” (cuộc họp lần hai với nhà thầu, đại diện các hộ dân và UBND phường Tân Quý - PV).

Thế nhưng, theo bản sao “biên bản ban đầu” mà UBND phường Tân Quý cung cấp cho các hộ dân, không hề có nội dung 4 hộ dân đồng ý cho nhà thầu tiếp tục thi công.

Về việc đền bù thiệt hại, một trong số các hộ dân bị ảnh hưởng là ông Nguyễn Đức Chương, chủ nhà 20/1 Tân Quý cho biết đã nhận được phương án đền bù thiệt hại trong quá trình thi công từ phía nhà thầu. Tuy nhiên, khoản tiền 18 triệu đồng (làm tròn) do nhà thầu đơn phương tính toán mà không hề thương lượng với gia đình ông.

Luật sư Lê Trung Phát – Công ty TNHH Luật Sư Riêng:

Nhà thầu phải dừng thi công, đền bù thiệt hại

Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án.

Như vậy có nghĩa rằng, khi phát sinh việc làm hư hỏng thì cần phải ngừng thi công xây dựng đến khi nào các bên thống nhất với nhau trong vấn đề bồi thường thiệt hại. Yếu tố cương quyết là phải ngừng thi công để đảm bảo công trình không tiếp tục gây ra thiệt hại tiếp theo và phải thống nhất số tiền bồi thường.

Trong khi công trình nêu trên vẫn đang diễn ra là hoàn toàn không phù hợp với pháp luật, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính mạng của những nhà xung quanh.

Hơn nữa, việc bồi thường thiệt hại là bồi thường trên thiệt hại thực tế gây ra với sự đồng ý của các bên chứ không dựa trên ý chí chủ quan của bên gây ra thiệt hại. Việc bên gây thiệt hại tự đưa ra giá trị bồi thường là không đúng và không có thiện chí bồi thường.

Nếu các bên không thể thỏa thuận được với nhau, thì bên bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp quận để xét xử (căn cứ vào Điều 627 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trách nhiệm của bên gây thiệt hại). Thời hiệu khởi kiện vụ án này là 02 năm (kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm ) theo quy định tại Điều 607 Bộ luật Dân Sự 2005.

Theo Người đô thị

Ảnh: Công trình thi công tại địa chỉ 22 gây lún nứt 4 căn nhà liền kề.
Bài liên quan
Ngành điện miền Nam năm 2024 ghi dấu ấn trên những công trình trọng điểm
Năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện, đưa vào vận hành 78 công trình lưới điện 110kV, trong đó 13 công trình chuyển tiếp, 3 công trình cải tạo; và đóng điện 583 công trình trung, hạ thế trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn quản lý. Đây cũng là những thành tích mà EVNSPC chào mừng 70 năm ngày truyền thống ngành Điện Việt Nam (21.12.1954-21.12.2024), hướng đến kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30.4.1975-30.4.2025).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gây lún nứt nhà dân: Phạt xong cho làm tiếp