Dù giá xăng giảm 10 lần liên tục nhưng giá hàng hóa, thực phẩm không có dấu hiệu giảm giá, một số mặt hàng còn có dấu hiệu tăng thêm. Điều này trái ngược với tình trạng giá thực phẩm thường “ăn theo” mỗi khi xăng dầu tăng giá.

Giá xăng giảm 10 lần, thực phẩm “bình chân như vại“

Một Thế Giới | 23/11/2014, 14:00

Dù giá xăng giảm 10 lần liên tục nhưng giá hàng hóa, thực phẩm không có dấu hiệu giảm giá, một số mặt hàng còn có dấu hiệu tăng thêm. Điều này trái ngược với tình trạng giá thực phẩm thường “ăn theo” mỗi khi xăng dầu tăng giá.

Sau 10 lần điều chỉnh, giá xăng đã giảm tổng cộng 5.390 đồng/lít. Với đà giảm đó, người tiêu dùng kỳ vọng giá cả thực phẩm cũng theo đà cùng giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, không có dấu hiệu nào cho việc thực phẩm được giảm giá bán.
Theo dõi một thời gian tại các chợ trên địa bàn TP.HCM, Một Thế Giới nhận thấy giá các loại lương thực, thực phẩm vẫn giữ nguyên so với thời điểm trước khi giá xăng điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá thịt bò vẫn ở mức 220.000-250.000 đồng/kg, thịt heo 100.000 đồng/kg. Gà ta vẫn có giá cao là 120.000-130.000 đồng/kg. 
Thịt, cánh, chân gà công nghiệp giá vẫn không giảm, ở mức 60.000-70.000 đồng/kg. Ngoài ra, giá các loại hải sản vẫn giữ nguyên so với lúc xăng chưa giảm. Giá trứng gà, vịt vẫn lần lượt ở mức 35.000 và 33.000 đồng/chục. Các mặt hàng gạo cũng hầu như giữ nguyên giá bán...
"Người mua ai cũng than thở là tại sao xăng giảm mà giá không giảm, ai cũng kêu đắt. Nói thiệt là tui cũng muốn giảm lắm mà nguồn cung họ không giảm thì tui cũng chịu thua".
Ở một số chợ bán lẻ, giá rau, củ, quả vẫn cao và không có sự thay đổi.
Cụ thể, rau cải xanh vẫn có giữa nguyên giá là 12.000 đồng/bó, rau muống từ 10.000 đồng/kg, rau ngót là 3.000 đồng/bó, rau mồng tơi vẫn ở mức là 10.000 đồng/kg.
Cà chua vẫn có giá khá cao là 8.000 đồng/kg trong khi đầu tháng 11, một ký cà chua chỉ có giá trên 6.000 đồng. Mướp đắng cũng duy trì ở mức 12.000 đồng/kg. Khoai lang, khoai tây, khoai sọ và cà rốt giá hầu như không đổi.
Tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, giá rau cũng giảm đáng kể. Cuối tháng 9, bí đỏ và bí đao có giá mua sỉ là 5.000 đồng/kg thì nay xuống 3.500 đồng/kg. Xà lách búp là 23.000 đồng/ 1kg...
Tại chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, một số loại rau xanh bắt đầu giảm giá nhẹ so với đầu tháng 11. Cụ thể, cải bó xôi từ 23.000 giảm xuống còn 20.000 đồng/kg, bông cải xanh Đà Lạt từ 24.000 đồng/kg nay giảm 1.000 đồng/kg.
Giá xà lách búp cũng từ 10.000 đồng/kg xuống còn 6.000 đồng/kg, cải ngọt còn 7.000 đồng/kg thay vì 11.000 đồng như trước, cải bẹ xanh từ 15.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 11.000 đồng/kg.
Một số loại rau lại có dấu hiệu “rục rịch” tăng giá như bắp cải tròn Đà Lạt từ 7.000 đồng/kg thì nay tăng lên 8.000 đồng/ kg. Cà chua, khổ qua, bí đao, bí đỏ... cũng trên đà tăng theo.
Tại các siêu thị, giá bán thực phẩm vẫn theo giá niêm yết từ trước nên không có nhiều thay đổi đáng kể.
Theo một tiểu thương tại chợ Bà Chiểu, giá thực phẩm duy trì ở mức cao khiến sức mua của người dân rất chậm: “Người mua ai cũng than thở là tại sao xăng giảm mà giá không giảm, ai cũng kêu đắt. Nói thiệt là tui cũng muốn giảm lắm mà nguồn cung họ không giảm thì tui cũng chịu thua”.
Chị Nguyễn Thị Oanh, tiểu thương buôn bán tại chợ đầu mối Thủ Đức cho rằng giá rau vẫn duy trì ở mức cao là do thời tiết đang vào mùa khô, nắng mưa thất thường nên ảnh hưởng nhiều tới sản lượng thu hoạch. Mặt khác, giá cả lên - xuống chủ yếu phụ thuộc nhu cầu tiêu dùng và lượng cung cấp hàng hoá trong ngày.
“Giá xăng dầu không ảnh hưởng nhiều tới giá cả hàng hóa, dù xăng có giảm mạnh mà thời tiết xấu hay khan hàng thì giá vẫn có thể tăng đều đều”, chị Oanh cho biết thêm.
Bức xúc trước việc giá thực phẩm vẫn ở mức cao, chị Thạch Thị Huỳnh Như (ngụ quận Thủ Đức) cho rằng: “Khi xăng tăng thì người ta biện lý do là giá xăng tăng nên các chợ lập tức lên giá vèo vèo. Khi xăng giảm lại lấy lý do là thiếu nguồn cung, do thời tiết để không chịu giảm giá. 
Xăng giảm 10 lần rồi mà có thấy giá gì giảm đâu. Kiểu nào người bán họ cũng nói được hết trơn, chỉ có những người mua như tôi mới chịu thiệt thôi.”
Trước những nghịch lý: giá xăng tăng hàng hóa cũng tăng theo, giá xăng giảm hàng hóa không hề giảm lại có xu hướng tăng, người tiêu dùng đành chọn cách “thắt lưng buộc bụng” để chi tiêu hàng ngày. Dù tăng hay giảm thì người tiêu dùng vẫn luôn thiệt thòi nhất.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá xăng giảm 10 lần, thực phẩm “bình chân như vại“