Chiều 3.10, những giải Nobel đầu tiên của năm 2016 được công bố, tuy nhiên vấn đề tiền bạc và thương mại hóa hiện đang là vấn đề gây tranh cãi nhất năm nay.
Trong ba tháng tới, một loạt sự kiện liên quan đến giải Nobel sẽ được diễn ra. Tuy nhiên tâm điểm lớn nhất năm nay sẽ là ngày 11.12, thời điểm diễn ra Peace Prize Concert, sự kiện sẽ được phát sóng trực tiếp tại 100 quốc gia và hơn 500 triệu người xem.
Trong quá khứ, lễ trao giải Nobel có rất nhiều vấn đề về hình ảnh, chủ yếu là nó được làm quá đơn điệu và truyền thống. Dẫn đến ít người trên toàn cầu được tiếp cận và tận mắt chứng kiến buổi lễ.
Chính vì yếu điểm đó, từ năm 2015 Ủy ban Nobel đã cố gắng khắc phục điều này để "làm mới" hình ảnh của giải thưởng danh giá trong mắt mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Một loạt nhữngchương trình giao lưu phi học thuật trực tuyến, Trung tâm Nobel tại Stockholm đều nằm trong kế hoạch "làm mới" hình ảnh này. Trung tâm Nobel còn bị chỉ trích vì thiết kế quá "khổng lồ" và chi phí xây dựng lên tới 130 triệu euro của nó.
Nhưng không phải ai cũng đánh giá cao những nỗ lực của những người tổ chức giải Nobel. Nhiều nhà phê bình có danh tiếng như nhà hoạt động, luật gia người Na Uy Fredrik Heffermehl cho rằng những sự kiện truyền thông "làm mới" của giải Nobel đã làm mất đi sự "danh tiếng, toàn vẹn và độc lập" của giải thưởng danh giá này.
Những người chỉ trích còn cho rằng giải Nobel đang bị "thị trường hóa, bình thường hóa" một cách quá nhanh khi có quá nhiều yếu tố giải trí, thay vì học thuật. Buổi lễ trao giải Nobel vẫn được giữ nhưng sự kiện lớn nhất là đêm dạ tiệcthì giống như một đại nhạc hội âm nhạc với 10.000 khán giả coi trực tiếp và hàng chục nghệ sĩ nổi tiếng toàn cầu tham dự.
Ông Heffermehl còn ghi nhận rằng, những sự kiện truyền thông của giải Nobel hiện đang được tài trợ bởi những đối tác bên ngoài và nhiều nhà tài trợ là các tập đoàn lớn của thế giới. Điều này có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến uy tín của giải thưởng, chủ yếu là vì nó vi phạm một trong những chuẩn mực quan trọng nhất của giải là tính độc lập.
Giải thưởng học thuật lớn nhất toàn cầu giờ đây bị đe dọa bởi chính ý muốn cuối cùng của nhà khoa học Alfred Nobel. Trong di chúc của mình được viết năm 1895, Nobel đã quy định số tiền được sử dụng để tổ chức giải thưởng danh giá, sau khi ông qua đời
Ban tổ chức giải Nobel không còn cách nào khác để "làm mới" giải thưởng mà không tăng số tiền cho các hoạt động, và chỉ có nguồn tiền từ các nhà tài trợ bên ngoài như 3M, Ericsson và Volvo.
Ông Heffermehl chỉ ra rằng việc dựa vào tài chính từ những đối tác là các công ty thương mại có thể suy yếu nghiêm trọng tính độc lập của giải Nobel, từ đó mất danh tiếng của giải. Nhà phê bình còn chỉ ra rằng giải Nobel Hòa Bình giờ đây bị xem là "bị phá hủy bởi tư duy thương mại".
Ngoài chuyện tiền, các tổ chức lễ cũng bị cho là "có vấn đề" khi trước kia sự kiện đượckết thúc giải Nobel hằng năm được tổ chức rất nghiêm túc với những phát biểu học thuật, dạ tiệc, nhạc cổ điểnvà rượu vang.
Năm ngoái, ban tổ chức giải Nobel quyết định "hiện đại hóa" buổi đại tiệcbằng nhạc pop và vô số ca khúc tiếng Anh. Điều này gây bức xúc không nhỏ trong giới học thuật, những người vốn không thích và cũng không có nhu cầu thưởng thức âm nhạc đại chúng.
Thiên Hà