Theo Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển, để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế, giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các ngành sử dụng nước, thì cần đến sự chung tay của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... nhằm có những sáng kiến, hành động để quản lý hiệu quả, chia sẻ hài hòa lợi ích từ các nguồn nước, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Chung tay giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước

Thu Anh | 03/10/2016, 10:56

Theo Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển, để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế, giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các ngành sử dụng nước, thì cần đến sự chung tay của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... nhằm có những sáng kiến, hành động để quản lý hiệu quả, chia sẻ hài hòa lợi ích từ các nguồn nước, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Ngày 3.10 tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức hội thảo “Quản lý nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia: từ chính sách đến thực tiễn” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, thu hút đông đảo các tổ chức, chuyên gia quốc tế gặp gỡ, chia sẻ cơ hội hợp tác, giới thiệu công nghệ, giải pháp mới trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Theo báo cáo của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, nhu cầu về nước vào năm 2050 sẽ tăng 55%. Nhưng thực tế cho thấy việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và hệ sinh thái vẫn là một mục tiêu xa vời do nhiều tác động khác nhau. Dự kiến đến năm 2025, khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Là quốc gia nằm ở hạ lưu và lưu vực sông lớn, nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức. Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng. Tăng trưởng kinh tế, sức ép dân số và chất lượng cuộc sống liên tục gia tăng… dẫn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. Đồng thời cũng nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các ngành sử dụng nước.

Mặc dù Việt Nam đã rất nỗ lực trong đàm phán hợp tác quốc tế nhằm xây dựng cơ chế hợp tác để quản lý, khai thác, sử dụng hài hòa nguồn nước giữa các quốc gia… nhưng chúng ta vẫn gặp không ít những khó khăn.

“Một trong những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt chính là việc thực hiện chia sẻ nguồn nước theo Công ước Liên Hợp Quốc về sử dụng nước cho mục đíchphi giao thông thủy chưa được các quốc gia quan tâm, tham gia và chia sẻ. Đây là một trong những nguyên nhân cùng với hiện tượng El Nino gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thu Anh

Theo Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển, để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế, giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các ngành sử dụng nước, thì cần đến sự chung tay của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... nhằm có những sáng kiến, hành động để quản lý hiệu quả, chia sẻ hài hòa lợi ích từ các nguồn nước, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững.

Ngoài ra, việc bảo vệ rừng đầu nguồn, tích cực trồng cây, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn cát, gia tăng các công trình giữ nước để bảo vệ nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là mục tiêu mà Thứ trưởng nêu lên trong hội thảo.

Được biết, Bộ TN&MT đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên nước đến người dân; tập trung xây dựng, triển khai cơ chế, chính sách tài chính về tài nguyên nước; lập và triển khai quy hoạch tài nguyên nước chung cả nước, quy hoạch tài nguyên nước của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông. Đồng thời, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế; đẩy mạnh công tác cảnh báo, dự báo diễn biến lượng mưa, tài nguyên nước và xâm nhập mặn phục vụ công tác điều tiết nguồn nước, đảm bảo đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chung tay giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước