Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine mới đây đã trình bày với các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ về mối nguy tiềm tàng từ các trạm vũ trụ của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh Mỹ phải duy trì sự hiện diện trên quỹ đạo Trái đất sau khi Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngừng hoạt động để Trung Quốc không giành được lợi thế chiến lược.

Giám đốc NASA cảnh báo Quốc hội Mỹ về trạm vũ trụ Trung Quốc

24/09/2020, 10:30

Giám đốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine mới đây đã trình bày với các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ về mối nguy tiềm tàng từ các trạm vũ trụ của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh Mỹ phải duy trì sự hiện diện trên quỹ đạo Trái đất sau khi Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) ngừng hoạt động để Trung Quốc không giành được lợi thế chiến lược.

Giám đốc NASA Jim Bridenstine - Ảnh: NASA

Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã gần 20 năm tuổi, đang phải hoạt động trong môi trường vũ trụ đầy khắc nghiệt và tiêu tốn mỗi năm hàng tỉ USD để vận hành. ISS vẫn đang tiếp tục bền bỉ phục vụ. Đây là một trạm không gian ấn tượng trên quỹ đạo, với không gian sống là một ngôi nhà 6 giường ngủ, 2 phòng tắm và một cửa sổ lớn nhìn xuống Trái đất.

Mỹ, Nga và các đối tác quốc tế đã mất hai thập niên và hơn 100 tỉ USD để đưa trạm ISS vào hoạt động. Mỗi năm NASA phải chi từ 3-4 tỉ USD để vận hành trạm quỹ đạo cũng như đưa phi hành gia đi và về. Con số này chiếm khoảng một nửa ngân sách dành cho hoạt động thám hiểm vũ trụ của NASA.

“Một điều mà tôi rất quan tâm đó là một ngày sắp tới khi ISS kết thúc vòng đời hữu ích của nó. Để Mỹ có thể hiện diện trong quỹ đạo thấp của Trái đất, chúng ta phải chuẩn bị cho những gì xảy ra tiếp theo”, Giám đốc NASA Jim Bridenstine nói trước Quốc hội Mỹ.

Theo ông Bridenstine, Mỹ muốn chứng kiến ​​mối quan hệ đối tác công tư, nơi NASA có thể hợp tác và giao dịch với các nhà cung cấp trạm vũ trụ thương mại, để có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên của con người ở quỹ đạo thấp của Trái đất.

Đáng chú ý, người đứng đầu NASA cũng nhấn mạnh sự quan trọng trong việc duy trì vị thế tối cao trong không gian của Mỹ sau khi Trung Quốc đang gấp rút thiết lập một trạm vũ trụ khác với hy vọng sẽ hoạt động vào năm 2022.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết trạm này được đặt tên là Thiên Cung. Trạm không gian ban đầu gồm 3 module, trọng tải 66 tấn, sẽ chứa 3 phi hành gia trong các sứ mệnh 6 tháng luân phiên. Các dự án thử nghiệm trên trạm sẽ bao gồm công nghệ sinh học, vật lý vi trọng lực, công nghệ không gian…

Bắc Kinh hiện hợp tác với 23 đơn vị từ 17 quốc gia thực hiện các thí nghiệm khoa học để sớm hoàn thành trạm vũ trụ. Các quốc gia này bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển như Pháp, Đức và Nhật Bản, cũng như Kenya và Peru, theo Tân Hoa Xã.

“Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng cái mà họ gọi là Trạm vũ trụ quốc tế Trung Quốc và họ tích cực quảng cáo trạm vũ trụ đó cho tất cả các đối tác quốc tế của chúng ta. Sẽ là một thảm kịch nếu sau tất cả các nỗ lực, chúng ta phải từ bỏ quỹ đạo Trái đất tầm thấp và nhường lại khu vực đó cho Trung Quốc, ông Bridenstine cho hay.

Trang Nhung (theo AFP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giám đốc NASA cảnh báo Quốc hội Mỹ về trạm vũ trụ Trung Quốc