Những thất bại trong việc phát triển máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter (JSF) của Mỹ đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia quân sự đặt câu hỏi rằng: Điều gì sẽ xảy ra nếu không quân Mỹ bỏ rơi F-35 trước đó nhiều năm?

Giới chuyên gia ‘chê cười’ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ

Một Thế Giới | 19/08/2015, 05:51

Những thất bại trong việc phát triển máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter (JSF) của Mỹ đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia quân sự đặt câu hỏi rằng: Điều gì sẽ xảy ra nếu không quân Mỹ bỏ rơi F-35 trước đó nhiều năm?

Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Joint Strike Fighter, loại máy bay mới nhất và đắt nhất của Lầu Năm Góc, đã gây ra sự thất vọng lớn cho Không quân Mỹ và châm ngòi cho các chỉ trích từ giới chuyên gia và các nhà quan sát phương Tây.

“Những gì mà Lầu Năm Góc bỏ ra để phát triển máy bay phản lực chiến đấu hoàn toàn mới F-35, trị giá 100 tỉ USD, có thể mua khoảng 740 máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm vụ Eurofighter Typhoons. Không quân Mỹ và Bộ chiến tranh nước này đã không mua một máy bay chiến đấu nào của Pháp từ năm 1918,” chuyên gia Mỹ James Hasik, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh Quốc tế Scowcroft Brent nhận xét.

“Không quân Mỹ có thể làm được điều gì khác nếu từ bỏ F-35 sớm hơn? Giả sử rằng, nếu cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không kết thúc chương trình F-22 vào năm 2009 với 187 máy bay, nhằm ưu tiên cho quá trình nghiên cứu F-35, Mỹ đã có nhiều máy bay chiến đấu F-22 hơn,” ông Hasik nói thêm.

Trước đó, Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã hy vọng thiết kế máy bay chiến đấu mới sẽ tạo ra những lợi thế riêng cho quân đội trên bầu trời. Tuy nhiên, mặc dù “ngốn” hơn 165 tỷ USD từ ngân sách quốc phòng cho đến thời điểm hiện tại, F-35 đã không đạt được như kỳ vọng.

Một số cuộc tranh cãi xuất phát từ thiết kế ít động cơ của F-35 so với F-22. Trong tháng 7.2015, thành viên Quốc hội Úc-Tiến sĩ Dennis Jensen nhấn mạnh rằng “đây là thời điểm để nhớ đến các hoạt động của không quân trong Chiến tranh Việt Nam”. Ông Jensen nhận định các nhà sản xuất máy bay đã quên đi bài học cay đắng trong chiến tranh Việt Nam.

Đề cập đến học thuyết quân sự của Mỹ năm 1950, David cho biết Lầu Năm Góc tuyên bố thời đại của các “cuộc không chiến” đã kết thúc. Vì vậy, F-4 Phantom của Mỹ vốn được thiết kế để thực hiện các cuộc tìm kiếm trên không với radar nhắm bắn mục tiêu và 8 tên lửa không đối không, cùng nhiều thiết bị tinh vi khác. Nhưng sau đó, với học thuyết mới, F-4 Phantom được sản xuất mà không có 1 khẩu súng.

“Và sự thật cuối cùng đã được thể hiện. Sức mạnh của không quân Mỹ, với một F-4 Phantom tinh vi, được cho là dễ dàng tiêu diệt các máy bay chiến đấu đối phương như MiG-17, khi MiG-17 không có radar hỗ trợ tác chiến trên không hay tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, các tên lửa của F-4 đã không hiệu quả như kỳ vọng, súng máy của MiG-17 đã gây ra những khó khăn cho F-4,” nghị sĩ Úc nhận định.

Sau đi đưa ra những dẫn chứng, ông Jensen cho rằng máy bay chiến đấu F-35 được đầu tư khá giống với F-4 Phantom, bao gồm hệ thống radar và các cảm biến hiện đại, nhưng những thử nghiệm gần đây cho thấy “JSF chỉ tốt hơn so với một máy bay chiến đấu F-16 được sản xuất cách đây 40 năm”.

Hàn Giang (Theo Sputnik news


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới chuyên gia ‘chê cười’ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ