CHDCND Triều Tiên làm dấy lên lo ngại chuỗi ngày căng thẳng sẽ quay trở lại khi công bố hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi thị sát nhà máy đang đóng một tàu ngầm mới.

Giới chuyên gia phân tích tàu ngầm mới của Triều Tiên

25/07/2019, 13:28

CHDCND Triều Tiên làm dấy lên lo ngại chuỗi ngày căng thẳng sẽ quay trở lại khi công bố hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi thị sát nhà máy đang đóng một tàu ngầm mới.

Bức ảnh cho thấy cấu trúc thô sơ ban đầu của tàu ngầm Triều Tiên - Ảnh: KCNA

Quốc gia Đông Bắc Á dường như đã mất kiên nhẫn với tình hình đàm phán trì trệ. Nhà phân tích HI Sutton nhận định nhà máy đóng tàu nằm ở bờ biển phía đông nước này.

Triều Tiên lâu nay luôn muốn sở hữu tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, tuy nhiên tham vọng của họ gặp nhiều thách thức vì trừng phạt quốc tế.

Tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo là loại vũ khí đem lại cho Nga, Mỹ sức mạnh răn đe vượt trội. Khi kẻ thù phát hiện và phá hủy kho vũ khí hạt nhân mà một quốc gia sở hữu, tàu ngầm có thể ẩn nấp rồi tung đòn đáp trả.

Chính quyền Bình Nhưỡng từng thử nghiệm một số tên lửa phóng từ tàu ngầm nhưng chưa đạt năng lực răn đe từ dưới biển. Những bức ảnh vừa được công bố cho thấy tình hình có khả năng thay đổi, mặc dù thiết kế thô sơ khiến tàu ngầm Triều Tiên khó lòng hoạt động xa bờ, thua kém xa tàu ngầm Mỹ.

Tàu ngầm cao khoảng 11m - Ảnh: KCNA

Nhà nghiên cứu cao cấp Bryan Clark thuộc Trung tâm Chiến lược - Ngân sách (CSBA) đánh giá tàu ngầm mới của Triều Tiên khá giống tàu ngầm Nga lớp Romeo đóng vào những năm 1950.

“Dường như họ sửa lại chiếc Type 033 (Romeo) để mang được tên lửa đạn đạo trong ống phóng hình tháp”, theo nhà nghiên cứu Clark.

Trong khi các nước tiên tiến như Mỹ thường đóng tàu ngầm bằng những tấm thép lớn rồi hàn chúng lại, thì quốc gia Đông Bắc Á lại dùng tấm thép nhỏ. Nhà nghiên cứu Clark phân tích điều này khiến tàu ngầm Triều trông thô ráp và để lộ nhiều mối nối dọc thân - yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến khả năng ẩn mình khi hoạt động dưới nước.

Tàu ngầm mới của Triều Tiên khá giống tàu ngầm Nga lớp Romeo đóng vào những năm 1950 - Ảnh: KCNA

Chẳng thể đi xa

Nhà nghiên cứu Clark dự đoán tàu ngầm Triều Tiên sẽ chỉ hoạt động trong phạm vi vài dặm ngoài khơi thuộc lãnh hải nước này với một ít tên lửa hạt nhân. Tàu Mỹ hay Nhật được trang bị công nghệ định vị thủy âm (sonar) hiện đại, dễ dàng phát hiện tàu ngầm lỗi thời hơn.

Như vậy, tàu ngầm Triều Tiên về cơ bản đủ sức thực hiện nhiệm vụ phóng tên lửa diệt mục tiêu gần chẳng hạn như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nhưng ngược lại, tàu Mỹ, Nhật cũng sẽ nhanh chóng truy lùng và tiêu diệt tàu ngầm phóng tên lửa.

Cẩm Bình (theo Businesss Insider)

Bài liên quan
Loa phát thanh Triều Tiên ảnh hưởng sức khỏe người dân vùng biên giới
Trang The Korea Herald cho biết cư dân vùng biên giới liên Triều phải chịu tiếng ồn từ loa phát thanh của CHDCND Triều Tiên suốt nhiều tháng, khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới chuyên gia phân tích tàu ngầm mới của Triều Tiên