Rất nhiều nước châu Âu đang nhìn vào Việt Nam như một thị trường xuất khẩu đầy kỳ vọng. Bài viết của nhà phân tích John Whelan trên Irish Examiner hôm qua đã cho thấy điều này.

Góc nhìn từ châu Âu: Ông Trump khẽ nhắc Việt Nam vì tác động từ EVFTA

01/07/2019, 09:33

Rất nhiều nước châu Âu đang nhìn vào Việt Nam như một thị trường xuất khẩu đầy kỳ vọng. Bài viết của nhà phân tích John Whelan trên Irish Examiner hôm qua đã cho thấy điều này.

Nông dân Ireland kỳ vọng vào EVFTA

Thỏa thuận thương mại tự do Việt Nam - EU đã được ký hai ngày sau khi EU có hiệp định với Mercosur (khối 4 nước phía nam Nam Mỹ: Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay). Thỏa thuận thương mại và đầu tư với Việt Nam đã được ký bởi Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom tại Hà Nội ngày hôm qua.

Đây là một thỏa thuận tốt cho các quốc gia thành viên EU, đặc biệt là Ireland. Và giống như thỏa thuận Mercosur, nó cũng gửi một tín hiệu rõ ràng đến Mỹ rằng thương mại tự do là xu thế tương lai và gửi cho các quốc gia thành viên tiềm năng - như Anh - và bất kỳ ai muốn trở thành thành viên của EU, rằng khối giao dịch châu Âu vẫn là một tay chơi nghiêm túc trên thị trường toàn cầu (đoạn này Whelan ám chỉ Anh vì chê EU nên đòi Brexit).

Tầm quan trọng của thỏa thuận EU-Việt Nam cũng khiến Tổng thống Donald Trump lưu ý trước khi bay tới dự hội nghị thượng đỉnh G20 tuần trước. Ông nhắc Việt Nam cần nhập khẩu thêm nhiều hàng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại 2 nước.

(Theo VNE, Tổng thống Trump ngày 26.6 khi trả lời Fox Business Network về việc Mỹ có áp thuế với Việt Nam hay không, đã cho rằng Việt Nam là nước có tình trạng "lạm dụng thương mại với Mỹ". Khi được hỏi về việc một số công ty Trung Quốc chuyển tới Việt Nam để né đòn áp thuế của Mỹ, ông Trump gọi đây là hiện tượng "đáng quan tâm" và cho biết Washington đang thảo luận với Hà Nội.

Liên quan vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định "Với quan điểm hai nền kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi".

Theo bà Hằng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Mỹ.

"Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hoá nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác. Việt Nam và Mỹ thường xuyên trao đổi thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để hình thành chiến lược hợp tác lâu dài và toàn diện, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh", người phát ngôn nói)

Sự quan tâm của Ireland đối với thỏa thuận đầu tư và thương mại tự do của EU với Việt Nam có nhiều mặt. Có một thỏa thuận thương mại trực tiếp, sẽ giúp xuất khẩu hàng hóa của Ireland tăng nhiều hơn so với con số 65 triệu euro từ xuất khẩu dược phẩm, linh kiện máy tính và thực phẩm hiện nay.

Ireland là một trong những nước phương Tây sớm làm ăn với Việt Nam. Ngay từ năm 1987 – tập đoàn năng lượng Ireland ESB International đã lắp đặt một nhà máy điện rất thiết yếu cho Việt Nam khi ấy vẫn đang phục hồi sau cuộc chiến với Mỹ. Việt Nam khi đó gặp khó trong việc thanh toán bằng ngoại tệ và ESB đã linh hoạt giải quyết bài toán thanh toán bằng cách lấy số lượng urê hóa học thay tiền, sau đó bán nó trên thị trường toàn cầu để lấy tiền mặt. ESB International đã làm việc cho các dự án đào tạo và tư vấn tại Việt Nam trong 25 năm qua và đã mở ra cánh cửa cho nhiều nhà xuất khẩu dịch vụ khác của Ireland sang.

Nhưng cho đến giờ, xuất khẩu của Ireland sang Việt Nam mới chỉ đạt 164 triệu euro vào năm ngoái. Thỏa thuận thương mại tự do EU- Việt Nam sẽ cho phép các nhà sản xuất Ireland mở rộng chỗ đứng rất hạn chế hiện tại của họ tại Việt Nam.

Gần đây, Bord Bia (cơ quan phụ trách nông lương Ireland) đã xác định tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm của Ireland tại thị trường Đông Nam Á và đã mở văn phòng tại Singapore vào năm ngoái. Văn phòng Singapore tập trung vào các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cùng Nhật Bản và Hàn Quốc.

Với dân số 93 triệu người, ngành công nghiệp sữa Việt Nam trị giá hơn 5,5 tỉ euro - một trong những thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á - được coi là sinh lợi đặc biệt cho các nhà sản xuất sữa Ireland, vì Việt Nam nhập khẩu 80% sữa. Khi mức thu nhập của người Việt Nam đang tăng lên, nhu cầu đối với các sản phẩm sữa, thịt bò và thịt lợn cũng tăng lên nhanh chóng, nhưng nhập khẩu chủ yếu hiện giờ đến từ New Zealand và Mỹ.

Cái nhìn của một chuyên gia kinh tế như ông John Whelan phản ánh niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ - trung bình ở châu Âu trong việc mở rộng thị trường với Việt Nam rồi qua đó phát triển thị trường tại khu vực Đông Nam Á, châu Á vốn được xem là đang phát triển nhanh. Họ lo ngại càng chậm thì càng khó có chỗ đứng khi Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh quyết liệt để khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Anh Tú (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góc nhìn từ châu Âu: Ông Trump khẽ nhắc Việt Nam vì tác động từ EVFTA