Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực phục hồi và tăng trưởng.

GRDP An Giang 6 tháng đầu năm đạt hơn 47 ngàn tỉ đồng

Tô Văn | 29/06/2022, 11:17

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực phục hồi và tăng trưởng.

Sáng 29.6, Cục thống kê tỉnh An Giang tổ chức họp báo về tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2022.

2-cuc-ke.jpg
Quang cảnh buổi họp báo - Ảnh: Tô Văn

Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước 6 tháng đầu năm 2022 tăng 4,98% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,79%).

Trong mức tăng chung thì khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,51% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,69%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,64% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,31%); khu vực dịch vụ tăng 6,10% (cùng kỳ 5,02%); thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 4,14% so cùng kỳ.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản có mức tăng cao 6,83% (cùng kỳ là 1,22%) với sản lượng thu hoạch đạt 232 ngàn tấn, tăng 7,86% so cùng kỳ.

Khu vực công nghiệp và xây dựng: Ngành công nghiệp ước 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn 83,7%, tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng khu vực này với mức tăng 9,24%, ngành sản xuất và phân phối điện cũng có mức tăng cao 9,08 % nhưng có tỷ trọng nhỏ, chiếm 8,41%. Ngành xây dựng tăng 5,15%, so cùng kỳ.

3-cuc-tk-ag.jpg
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng năm 2022 các tỉnh ĐBSCL - Ảnh: Tô Văn

Khu vực dịch vụ ước 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng khá, phần lớn các ngành dịch vụ đều có mức tăng cao hơn cùng kỳ, khi sức mua tăng và nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại. Đóng góp của một số ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,71% so với cùng kỳ năm trước, là ngành dịch vụ có đóng góp lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,81%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,15%; ngành hoạt động dịch vụ khác có mức tăng 4,26% so cùng kỳ.

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 32,66% (cùng kỳ 33,95%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15,45% (cùng kỳ 14,53%); khu vực dịch vụ chiếm 47,79% (cùng kỳ 47,39%); thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm chiếm 4,10%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 47.330 tỉ đồng (giá hiện hành), trong GRDP: giá trị tăng thêm (VA) các ngành kinh tế ước đạt 45.389 tỉ đồng, chiếm 95,9% trong GRDP; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm đạt 1.940 tỉ đồng, chiếm 4,1% trong GRDP.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) đạt 27.391 tỉ đồng, tăng 4,98% so cùng kỳ, trong đó VA các ngành kinh tế đạt 26.248 tỉ đồng, tăng 5,02% so cùng kỳ; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm đạt 1.144 tỉ đồng, tăng 4,14% so cùng kỳ.

2-cuc-tk-ag.jpg
Ông Huỳnh Quang Minh - Cục trưởng Cục thống kê tỉnh An Giang phát biểu - Ảnh: Tô Văn

Tại buổi họp báo, ông Huỳnh Quang Minh – Cục trưởng Cục thống kê tỉnh cho biết, tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài trong hai năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của người dân.

Từ những tháng đầu năm 2022 tình hình dịch bệnh được kiểm soát, xã hội chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh dần khôi phục và phát triển, cuộc sống chuyển sang trạng thái bình thường mới.

“Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2022 giá cả nhiều mặt hàng tăng cao và có xu hướng sẽ tiếp tục tăng như: xăng, dầu, sắt thép, vật tư nông nghiệp, … làm cho chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng, sản xuất kinh doanh chưa như kỳ vọng, việc làm và thu nhập của người lao động chưa thật sự ổn định, trong khi giá các nhóm mặt hàng thiết yếu đều tăng mạnh, chi phí sinh hoạt tăng khiến cho đời sống của người dân gặp khó khăn.

Với mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, chính phủ triển khai gói hỗ trợ kinh tế quy mô 350 ngàn tỉ đồng gồm: miễn giảm thuế; tăng chi đầu tư phát triển; bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; phòng chống dịch COVID-19; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển sản xuất, đời sống của người dân lao động được cải thiện. Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực phục hồi và tăng trưởng”, ông Minh nhận định.

Bài liên quan
Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GRDP An Giang 6 tháng đầu năm đạt hơn 47 ngàn tỉ đồng