Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và phát triển GTVT) cho biết thiệt hại ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỉ USD/năm.

Hà Nội thiệt hại hơn 1 tỉ USD mỗi năm vì ùn tắc giao thông

Trí Lâm | 24/10/2018, 16:44

Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và phát triển GTVT) cho biết thiệt hại ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỉ USD/năm.

Trong buổi tọa đàm “Giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường tại Hà Nội” tổ chức tại Báo Giao thông sáng 24.10, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết, cơ sở hạ tầng của Hà Nội chưa đảm bảo phục vụ giao thông, nhiều hạ tầng phục vụ vượt thiết kế 6 - 7 lần.

Quá tải do không dành đủ quỹ đất cho giao thông

Theo ôngHùng, Việt Nam hiện mới sử dụng 8,65% quỹ đất dành cho giao thông, trong khi luật quy địnhquỹ đất dành cho giao thông ở các đô thị là 16 - 26%. Các nước tiên tiến quy định 20 - 25%. Do đó, việc quá tải là điều không thể tránh khỏi.

Trong khi đó, tại một số nút giao, việc phân luồng chưa thực sự hiệu quả. Mật độ xây dựng chung cư cao tầng khiến mức độ quá tải ngày càng trầm trọng. Việc các phương tiện cá nhân tăng nhanh theo cấp số nhân cũng là nguyên nhân dẫn đến ách tắc.Việc di dời cơ quan trường học ra ngoại thành theo Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP còn chậm…

Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm giao thông đô thị và nông thôn (Viện Chiến lược và phát triển GTVT) cho biết thiệt hại ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỉ USD/năm.

Bên cạnh đó, người dân bị ảnh hưởng vì chỉ số ô nhiễm không khí gấp hơn 5 lần so với quy định, nồng độ bụi pm2.5 đang gấp khoảng 3 lần. Về thời gian đi lại của người dân thiệt hại hơn 1 triệu giờ lao động/năm.

Nguyên nhân của tình trạng trên là Hà Nội đã đi vào ngưỡng siêu đô thị, dự báo sẽ vượt 10 triệu dân vào năm 2030. Mật độ dân số phân bố không đồng đều, tập trung quá đông ở nội đô. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng phương tiện so với tốc độ tăng trưởng hạ tầng đang bất cập.

“Hà Nội đang có khoảng 5,5 triệu xe máy vàgần 500 nghìn ô tô, trong đó trên 327 nghìn ô tô con. Giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ phát triển 10% với ô tô và 8% xe máy. Trong khi tốc độ tăng trưởng diện tích mặt đường chỉ đạt 0,39%/năm, chiều dài 1,3 %”, ông Chung nói. Ông cho biết thêm vận tải hành khách công cộng vẫn đang kém phát triển, với tỷ lệ đáp ứng khoảng 8 - 9%.

Tiện nghi hoá các đô thị vệ tinh để hút người dân

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết Hà Nội đã và đang triển khai một số giải pháp chống ùn tắc giao thông như triển khai xây dựng đồng bộ hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đúng quy hoạch phê duyệt, tính toán lại tổng thể vận tải hành khách công cộng, tăng cường phương tiện và chất lượng vận tải công cộng để thu hút người tham gia giao thông…

Về giải pháp hiệu quả nhất, ông Tuấn cho rằng cần chú trọng phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông và vận tải khách công cộng, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm. Đó là những giải pháp trọng tâm nhất để kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thủ đô.

Còn theo TS Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, hệ thống giao thông công cộng hiện nay ở các đô thị không đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Về chủ trương xây dựng đô thị vệ tinh ngoài Hà Nội, hiện đang vướng mắc do chưa tổng thể, đồng bộ. Chẳng hạn, nhà ở phải có hệ thống trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, kết nối phương tiện vận tải công cộng… đi kèm. Tóm lại, trong khu vực trung tâm có gì, các đô thị vệ tinh cũng phải có mới thu hút được nhiều người tự nguyện chuyển đổi.

Ông Minh cho rằng trước khi xây dựng các đô thị vệ tinh, chúng ta cần phải tính ngay nhu cầu vận tải công cộng, cách kết nối phương tiện công cộng để chuẩn bị hạ tầng, đáp ứng kịp thời. Nếu chỉ đơn thuần “bê” một số trường đại học ra ngoài mà không có các điều kiện sinh hoạt khác cùng phương tiện vận tải sẽ không thực hiện được.

Bên cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên để khuyến khích những nhóm người sử dụng phương tiện vận tải phi cơ giới như xe đạp, đi bộ…

Tránh lạm dụng phương tiện cá nhân

Với phương tiện vận tải cơ giới cá nhân, ông Minh đề nghị không nên siếtchặt sở hữu cá nhân mà thay vào đó phải tăng cường quản lý việc sử dụng, tránh lạm dụng loại phương tiện này.

Để có giải pháp tổng thể đảm bảo ATGT, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường, ông Ngô Mạnh Tuấn cho biết Sở GTVT Hà Nội được giao xây dựng đề án từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các giải pháp được thực hiện trong 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 2017-2018, tập trung thực hiện giải pháp tăng cường quản quản lý phương tiện giao thông và quản lý nhà nước về GTVT. Từ năm 2017 đến 2030, từng bước hạn chế hoạt động của một số phương tiện trong một số khu vực.Từ năm 2030 là cấm xe máy trên địa bàn một số quận trung tâm.

Ông Tuấn cho biết đến năm 2019, tất cả các hệ thống camera, tổ chức giao thông, phân luồng, xây dựng bản đồ số giao thông sẽ được xây dựng và áp dụng. Hệ thống này có kết nối với cảnh sát giao thông và quản lý tập trung, bởi đây là hệ thống công nghệ thông tin kết nối chung toàn thành phố.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội thiệt hại hơn 1 tỉ USD mỗi năm vì ùn tắc giao thông