Trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội và TP.HCM là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Hai thành phố này chiếm tỉ lệ phản ánh nhiều hơn hẳn so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Thanh Hóa, Bình Dương và Đồng Nai.

Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người dân khiếu nại nhiều nhất về quyền lợi tiêu dùng

tuyetnhung | 29/07/2016, 06:22

Trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội và TP.HCM là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Hai thành phố này chiếm tỉ lệ phản ánh nhiều hơn hẳn so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Thanh Hóa, Bình Dương và Đồng Nai.

Theo thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) ngày 28.7, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng đài 18006838 của cơ quan này đã ghi nhận có 3.356 cuộc gọi đến, trong đó các tổng đài viên của Cục đã tiếp nhận và trả lời 2.090 cuộc gọi, chiếm 62,28%. Trong số 2.090 cuộc gọi được trả lời, có 567 cuộc gọi liên quan đến yêu cầu hỗ trợ giải quyết khiếu nại hoặc phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Số lượng người dân khiếu nại theo tỉnh, thànhtrong 6 tháng đầu năm 2016

Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong tổng số 567 vụ việc được tiếp nhận và xử lý, tháng 4 có 130 vụ việc đặc biệt lớn, sau đó là tháng 1 với 114 vụ việc và tháng 5 với 109 vụ việc. Trong số này có 27% trường hợp phản ánh về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Hành vi tiếp theo được yêu cầu tư vấn là bảo hành với tỉ lệ 21%, bảo vệ thông tin người tiêu dùng với tỉ lệ 20%. Các trường hợp còn lại khiếu nại, phản ánh về giao kết hợp đồng với 9,3% và các hành vi khác là 5.8%.

Còn trong 6 tháng đầu năm, cơ quan này cho biết, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất là hàng hóa tiêu dùng thường ngày với 138 trường hợp, chiếm khoảng 24,3%. Sau đó là nhóm điện thoại, viễn thông và nhóm đồ điện tử gia dụng. Đây là 3 nhóm ngành hàng thường xuyên nằm trong nhóm bị khiếu nại, phản ánh nhiều nhất.

Danh sách có ngành hàng bị người tiêu dùng khiếu nại

Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng hàng ngày thì nhóm “đồ điện tử gia dụng” cũng đang tăng dần số lượng phản ánh, khiếu nại đến tổng đài. Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng cũng là nhóm hàng bị khiếu nại, phản ánh nhiều tới tổng đài, cụ thể là dịch vụ cho vay tín dụng tiêu dùng, sau đó là nhóm dịch vụ vận tải, phương tiện vận chuyển. Các nhóm hàng còn lại bị phản ánh, khiếu nại với số lượng ít như: du lịch, nhà hàng, thiết bị văn phòng, năng lượng, môi trường.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2016 được xemlà năm đặc biệt đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Đây là năm đầu tiên Bộ Công thương công bố Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam (ngày 15.3) với chủ đề trong năm 2016 là “Quyền được an toàn của người tiêu dùng”. Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh chính là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một trong những nội dung của hoạt động này là tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tư vấn, khiếu nại của người tiêu dùng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người dân khiếu nại nhiều nhất về quyền lợi tiêu dùng