Viện KSND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án cùng cấp để đưa bị can Nguyễn Văn Xiêm (nhân viên Viện nghiên cứu thủy sản khu vực III, 44 tuổi, trú 27 Nguyễn Biểu B1, Vĩnh Hải, hiện ở phòng 205 khu nhà trọ đường Cao Văn Bé, tổ 22 Hòn Chồng, Vĩnh Phước, Nha Trang) ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Hàng chục người dính bẫy lừa của kẻ bốc phét - Kỳ 1

Một Thế Giới | 04/05/2015, 10:41

Viện KSND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang Tòa án cùng cấp để đưa bị can Nguyễn Văn Xiêm (nhân viên Viện nghiên cứu thủy sản khu vực III, 44 tuổi, trú 27 Nguyễn Biểu B1, Vĩnh Hải, hiện ở phòng 205 khu nhà trọ đường Cao Văn Bé, tổ 22 Hòn Chồng, Vĩnh Phước, Nha Trang) ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”

Song điều đáng nói trong vụ án này là không hiểu sao nhiều người quá dễ dàng tin lời của Xiêm để rồi “tiền mất tật mang” một bài học không quá muộn cho mỗi người.

“Nổ” quen biết nhiều quan chức có thể xin việc bất cứ đâu

Vào khoảng đầu năm 2013, chị Nguyễn Thị Hồng Sang, 34 tuổi, trú thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm tình cờ gặp Nguyễn Văn Xiêm tại quán cà phê gần biển Hòn Chồng, Nha Trang, Xiêm giới thiệu mình là cán bộ làm việc tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trụ sở tại TP Nha Trang. Trong những lần trò chuyện, Xiêm “nổ” mình có quan hệ thân tín với nhiều cán bộ có chức quyền để xin việc làm tại một số công sở, làm văn bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho những ai có nhu cầu.

Không những vậy, Xiêm còn rất thân với lãnh đạo Viện nơi Xiêm làm việc, anh ta có thể sắp xếp việc làm cho nhiều người có nhu cầu làm ở bộ phận kế toán – Viện nghiên cứu thủy sản III. Xiêm còn nói đã xin được cho rất nhiều người khác vào làm việc tại Công ty Yến sào và nhiều ban ngành khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tưởng thật, nên chị Sang đặt vấn đề xin việc làm cho em gái của mình là Trương Ngọc Tú vào làm việc ở Viện nghiên cứu thủy sản III. Xiêm phán ngay, chi phí hết 40 triệu đồng, đưa trước 20 triệu.

Ngày 20/5/2013, chị Sang đến chi nhánh ngân hàng VietcomBank đặt tại Cam Lâm chuyển vào tài khoản của Xiêm 20 triệu đồng. Sau đó, Sang tiếp tục đặt vấn đề xin cho em trai là Nguyễn Tấn Trọng vào làm cán bộ Nhà nước ở huyện Cam Lâm, Xiêm nói sẽ lo được với chi phí 50 triệu đồng, chuyển trước cho Xiêm 25 triệu đồng. Ngày 19/8/2013, Sang tiếp tục đến chi nhánh ngân hàng Vietcombank tại Cam Lâm chuyển vào tài khoản của Xiêm 25 triệu đồng. Khi chuyển xong tiền cho Xiêm, Sang liền điện thoại hỏi thăm tình hình xin việc cho 2 em Sang đến đâu, thì Xiêm trả lời hã yên tâm.

Đến cuối tháng 11/2013, Xiêm yêu cầu Sang chuyển tiếp cho Xiêm 10 triệu đồng để lo xét tuyển. Nghe vậy, ngày 3/12 Sang vội vàng ra ngân hàng chuyển thêm 10 triệu đồng cho Xiêm. Sau 3 lần chuyển tiền cho Xiêm với số tiền tổng cộng là 55 triệu đồng, Sang nhiều lần gọi điện cho Xiêm để hỏi thăm tình hình, nhưng Xiêm vẫn hứa hẹn rồi đổi sim điện thoại cắt đứt liên lạc với Sang.

Không những chỉ chị Sang bị lừa mất tiền, mà còn giới thiệu thêm người bạn của mình là Trần Thị Phương Trang để cho Xiêm đưa vào bẫy. Số là, biết Trang có nhu cầu xin việc cho người thân nên Sang đã giới thiệu Xiêm cho Trang và cho số điện thoại của Xiêm để trực tiếp liên hệ. Trang bàn với chồng là anh Huỳnh Việt Trung liên hệ với Xiêm để xin việc cho cháu của mình. Trung và Trang đã thống nhất với Xiêm xin việc làm cho 3 người như sau: Sắp xếp cho Trần Thị Mỹ Hạnh thi trúng tuyển công chức huyện Cam Lâm với chi phí 80 triệu đồng; xin cho Vũ Thị Thơm vào làm tại trường Cao Đẳng nghề Nha Trang với chi phí 60 triệu đồng và xin cho Lê Tuấn Nghĩa vào làm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa với chi phí 60 triệu đồng.

Vợ chồng chị Trang đã chuyển cho Xiêm 110 triệu đồng vào tài khoản tại ngân hàng Vietcombank. Đến cuối tháng 12/2013, Trung xem kết quả thi công chức không thấy Trần Thị Mỹ Hạnh trúng tuyển nên gọi điện thoại yêu cầu Xiêm trả lại số tiền, Xiêm đã trả lại 20 triệu đồng. Số tiền còn lại nhiều lần anh Trung, chị Trang yêu cầu Xiêm trả lại vì cho rằng không có khả năng xin việc làm nhưng Xiêm vẫn không trả lại đủ số tiền đã nhận mà cứ hứa hẹn sẽ xin được việc.

Trong lúc đó Xiêm dùng thủ đoạn truy cập mạng Internet vào trang Web của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa lấy các mẫu thông báo có chữ ký, đóng dấu của Giám đốc bệnh viện là Nguyễn Mạnh Tiến. Sau đó, Xiêm biên tập, chỉnh sửa thành thông báo số 223/TB-BVĐKT ngày 22/3/2014 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa về việc xét tuyển, dự tuyển năm 2014 có tên Lê Tuấn Nghĩa (cháu anh Trung) trong danh sách trúng tuyển rồi gửi cho vợ chồng anh Trung nhằm mục đích tạo niềm tin chiếm đoạt tiền.

(còn tiếp)

Hoàng Phúc

Bài liên quan
Cảnh báo thủ đoạn mới giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng
Hiện nay, trên mạng internet đã xuất hiện thủ đoạn mới, tinh vi giả mạo nền tảng tải app của Google Play nhằm lừa khách hàng tải ứng dụng mạo danh app CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử điện tại khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.​

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng chục người dính bẫy lừa của kẻ bốc phét - Kỳ 1