Ngay trước một cửa hàng của Dior trên đại lộ Champs-Elysées, Paris, Pháp vào ngày 23.7, có hàng chục nam nữ cầm biểu ngữ, la hét “Dior, hãy ngừng chiếm đoạt văn hóa”.

Hãng thời trang Pháp bị du học sinh Trung Quốc phản đối vì 'chiếm đoạt văn hóa'

Minh An | 26/07/2022, 17:17

Ngay trước một cửa hàng của Dior trên đại lộ Champs-Elysées, Paris, Pháp vào ngày 23.7, có hàng chục nam nữ cầm biểu ngữ, la hét “Dior, hãy ngừng chiếm đoạt văn hóa”.

Đó là những du học sinh Trung Quốc biểu tình trước cửa hàng của hãng thời trang Pháp vì cho rằng nhà mốt này “chiếm đoạt văn hóa” Trung Quốc.

Nhiều trang tin Trung Quốc ngày 25.7 cho biết, khoảng hơn 50 du học sinh Trung Quốc tại Pháp đã đứng trước một cửa hàng của Dior với các khẩu hiện bằng tiếng Trung, Anh và cả Pháp: "Hãy tôn trọng văn hóa của chúng tôi", "Hãy ngừng chiếm đoạt văn hóa".

vaymadien.jpg
Nhóm du học sinh Trung Quốc biểu tình trước cửa hàng Dior ở Paris và mặc những chiếc váy "mã diện" - Ảnh: Sina

Trong số những du học sinh Trung Quốc biểu tình, có một số người còn mặc váy "Mã diện" - loại váy cưỡi ngựa điển hình của phụ nữ thời Minh, Thanh.

Hành động này diễn ra sau khi Dior, vào giữa tháng 7, đã ra mắt một thiết kế mới. Đó là một mẫu váy thuộc bộ sưu tập Dior Thu Đông 2022 với phần xếp ly ở hai bên hông, để phẳng hai mặt chính giữa trước và sau, xẻ tà phần mép váy và có dây buộc hai bên. Những chi tiết này được cho là nét đặc trưng của váy "Mã diện". 

Trên trang web, nhà mốt Pháp giới thiệu là "thiết kế mang tính biểu tượng của Dior". Mẫu váy được hãng bán với giá 29.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 100 triệu đồng).

miso.jpg
Mẫu váy bị cho là "chiếm dụng văn hóa" Trung Quốc

Sau khi xảy ra tranh cãi, hãng thời trang Pháp sau đó gỡ sản phẩm khỏi trang bán hàng ở Trung Quốc nhưng không phản hồi sự việc. Trên trang web của hãng tại một số nơi, thiết kế vẫn được bày bán.

video.jpg
Nhóm du học Trung Quốc phản đối trước cửa hàng của Dior ở Paris

Theo Global Times, Dior cho biết, trong một email hôm 25.7 rằng hãng đã nhận được thông tin và chuyển nó đến bộ phận liên quan. "Ý kiến và đề xuất của bạn có giá trị lớn với chúng tôi vì những điều đó cho phép chúng tôi liên tục cải thiện dịch vụ khách hàng của mình", nhà mốt phản hồi.

Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng trong thời trang, trùng lặp ý tưởng, thiết kế là điều thường thấy.

Dior là hãng thời trang Pháp không ít lần gây tranh cãi trên mạng xã hội và truyền thông Trung Quốc với các “cáo buộc” liên quan đến văn hóa dân tộc.

Tháng 11 năm ngoái, hãng bị chỉ trích khi triển lãm tấm ảnh người mẫu mắt “hí”, mặt đầy tàn nhang, môi và mắt đen, móng tay, kiểu tóc lấy cảm hứng thời nhà Thanh. Bức ảnh bị cho thể hiện cách nhìn phiến diện của phương Tây về ngoại hình người Trung Quốc. Sau đó, Trần Mạn – nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh vào năm 2012 đã phải đăng đàn xin lỗi khán giả và tự nhận “nghệ thuật của mình chưa chín chắn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM: Tuyến metro số 1 sẽ chính thức vận hành thương mại vào quý 4/2024
Dự án đường sắt metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành khoảng 98% khối lượng. Dự kiến giai đoạn chạy thử 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9.2024 và miễn phí vé cho người dân sử dụng; đến tháng 10 sẽ nghiệm thu, thẩm định an toàn và chính thức khai thác vận hành thương mại trong quý 4/2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng thời trang Pháp bị du học sinh Trung Quốc phản đối vì 'chiếm đoạt văn hóa'