Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng 2 lần có ý kiến phản bác dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, vì cho rằng nội dung văn bản giải trình của chủ đầu tư cho thấy năng lực tài chính đối với dự án của nhà đầu tư còn yếu, không đảm bảo vốn để triển khai, nguồn tài chính chưa rõ, chi phí xử lý rác quá cao so với dự án tương tự đã được cấp phép…

Hồ sơ Đa Phước: Bộ ngành không đồng ý, ai đã bảo lãnh cho nhà đầu tư ?

Quang Huy | 03/10/2016, 19:01

Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng 2 lần có ý kiến phản bác dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, vì cho rằng nội dung văn bản giải trình của chủ đầu tư cho thấy năng lực tài chính đối với dự án của nhà đầu tư còn yếu, không đảm bảo vốn để triển khai, nguồn tài chính chưa rõ, chi phí xử lý rác quá cao so với dự án tương tự đã được cấp phép…

Sau nhiều lần ngược xuôi từ Mỹvề Việt Nam xin đầu tư dự án xử lýrác, ngày 4.5.2004, ôngDavid Dương dẫn theo đoàn tùy tùng cùng đại diện Ngân hàng East West Bank tớigiới thiệu với UBND TP.HCM, mong muốn đượcđầu tư xử lý chất thải rắn đô thị. Trước đó, chiều 30.4.2004, tại văn phòng UBND thành phố, ông Lê Thanh Hải (thời điểm ấy đang là Chủ tịch UBND TP.HCM) đã đưa ra kết luận giao cho Công ty Califor Waste Solution, Inc làm chủ đầu tư 100% vốn nước ngoài dự án xử lý rácĐa Phước.

Bộ ngànhliên quan đã cóý kiến gì về dự án rác Đa Phước?

Trong quytrình thẩm tra, đưa ra ý kiến về dự án rácĐa Phước, Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu phảithuyết minh thời gian xây dựng dự án là bao nhiêu năm, làm rõ nội dung chuyển giao công nghệ và chi phí cho chuyển giao công nghệ trong dự án, cần có thỏa thuận về phí xử lý rác 16,4 USD/tấn rác với TP.HCM;dự án trên nền đất yếu, ngập nước phải đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh môi trường...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũngbổ sung yêu cầucần làm rõ hiện trạng sử dụng đất, sau khi được cấp phép phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi về Bộ đểthẩm định theo quy định.

Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thì đề nghị làm rõ một số nội dung như: khả năng tiêu thụ 300 tấn phân bón ngày, thiết bị cần mới 100%, làm rõ trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đối với các khoản vay nếudự án bị phá sản, bổ sung hồ sơ chứng minh khả năng kinh nghiệm chuyên môn và uy tín của chủ đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước thìcó công văn yêu cầu chủ đầu tưthể hiện: hiệu quả kinh tế, tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư chưa thật rõ ràng, cần làm rõ.

Cho ý kiến về hồ sơ của dự án này,Bộ Tài chính yêu cầuhồ sơ dự án chưa có giải trình thuyết phục về mức phí xử lý rác (16,4 USD/tấn), đối với báo cáo nghiên cứu khả thi cần bổ sung quyđịnh về cơ cấu vốn dự án. Khi ý kiến về điều lệ công ty, bộ này đề nghị tại điều thứ16 Điều lệcủa công ty, bỏ điều 16.9 về việc chấm dứt dự án trước thời hạn theo luật pháp Mỹvì cho rằng dự án thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nên phải chịu chi phối của luật Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cóý kiếndo chủ đầu tư góp vốn bằng bí quyết công nghệ, vì vậy phải cần lập hồ sơ chuyển giao công nghệ theo quyđịnh tại điều 81.3, Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã 2 lần phản bác dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.

Qua những ý kiến từ các cấp, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhận xét vàkiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ. Về chủ trương đầu tư, văn bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rằngtrong điều kiện vốn ngân sách nhà nước còn khó khăn, việc Công ty California Waste Solution Inc., (CWS) của Mỹxin thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam có tên là Vietnam Waste SolutionsInc, (VWS) đầu tư xây dựng, vận hành một khu liên hợp xử lý chất thải rắn (XLCTR) tại xã Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam là có thể xem xét.

Về tư cách pháp lý và năng lực tài chính củanhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét: Hồ sơ dự án chưa rõ ràng về khả năng, kinh nghiệm, chuyên môn và uy tín quốc tế của nhà đầu tư, đặc biệt làmối quan hệ giữa Công ty CWS và Công ty California Waste Solution Inc and Duong Family Invesment(hồ sơ kinh doanh tại Mỹ do ông David Dương cung cấp cho Bộ). Theo hồ sơ dự án, doanh nghiệp đứng tên xin phép đầu tư là CWS nhưng báo cáo tài chính là California Waste Solution Inc and Duong Family Invesment. Về tài chính củadự án, công văn chỉ rõ tổng mức đầu tư dự kiến là 90 triệu USD, bao gồm 30 triệu USD vốn pháp định và 60 triệu USD vốn vay.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét về vốn pháp định: Theo báo cáo tài chính năm 2003, Công ty California Waste Solution Inc (CWS) và Duong Family Invesment Ltd có tài sản 27 triệu USD, trong đó vốn chủ sở hữu năm 2002 là 3,27 triệu USD, năm 2003 là 4,12 triệu USD… Nhưngvốn pháp định cần góp để thực hiện dự án là 30 triệu USD. Vì thế, theo Bộ Kế hoạch - Đầu tưnhận định, khả năng tài chính góp vốn pháp định là không khả thi.

Nói về vốn vay, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chỉ ratại văn bản đề ngày 19.1.2005 của Ngân hàng East West (ngân hàng bảo lãnh cho vay) gửi UBND TP.HCM thông báo có khoản 10 triệu USD sẵn sàng cho chủ đầu tư vay thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, thông báokhông nóirõ kế hoạch huy động, và sựcam kết cho vay phần vốn còn thiếu khoảng 50 triệu USD để đảm bảo vốn thực hiện dự án.

Riêng UBND TP.HCM, đơn vị chấp thuận chủ trương và cũng là cơ quan quyết định đầu tư thì đãcó công văn gởi Bộ Kế hoạch - Đầu tư vớinội dung: Thống nhất giá xử lý rác là 16,4 USD/tấn, chấp nhận đơn giá thay đổi theo mức tăng hoặc giảm hằng năm không quá 3%, đồng ý ứng trước 9 triệu USD cho chủ đầu tư để xây dựng cây cầu công trình hạ tầng của dự án… Giao Sở Kế hoạch -Đầu tư làm cơ quan đầu mối chủ trì hướng dẫn hoàn chỉnh lại dự án, thẩm định trình UBND thành phố ký gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch -Đầu tư xem xét quyết định việc cấp phép đầu tư.

Bộ2 lần bác bỏ hồ sơ

Theo Luật Đầu tư, trình tự cấp Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: Khi muốn đầu tư dự án tại Việt Nam, doanh nghiệp cần được chính quyền sở tại nơi dự án dự định triển khai chấp thuận về chủ trương, sau đó nộp hồ sơ lên Bộ Kế hoạch -Đầu tư để nơi đây thẩm định hồ sơ đầu tư, lấy ý kiến từ các bộ ngành liên quan, trình Thủ tướng. Khi dự án được thông qua, các cơ quan chức năng sẽ ra quyết định đầu tư và cấp Giấy phép đầu tư. Bộ Kế hoạch -Đầu tư giám sát, báo cáo, hướng dẫn chủ đầu tư làm đúng các trình tự thủ tục trong suốt quá trình triển khai đầu tư cho đến kết thúc dự án.

Đối vớidự án bãi xử lýrác Đa Phước, trên thực tế Bộ Kế hoạch -Đầu tư đã thực hiện đúng phần việc của mình, cụ thể trong công văn báo cáo ngày 12.7.2005gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá Khu liên hợp XLCTR Đa Phước đã nêu“Qua phân tích nêu trên, tồn tại chủ yếu của dự án là nguồn tài chính chưa rõ và yêu cầu trả phí xử lý rác quá cao (16,4 USD/tấn) so với dự án đã được cấp phép tháng 5.2005 của Tập đoàn Lemna (Mỹ)5 USD/tấn. Năng lực tài chính chủ đầu tư yếu, không đảm bảo vốn triển khai dự án, do vậy dự án không đủ điều kiện cấp phép. Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”.

Đến ngày 24.10 cùng năm, Bộ Kế hoạch -Đầu tư tiếp tục có báo cáo bổ sung gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó lại nêu“năng lực tài chính đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư còn yếu, chi phí xử lý rác quá cao so với dự án tương tự đã được cấp phép. Nếu xét các điều kiện TP.HCMđã giải trình và cam kết xử lý rác, về vốn ứng trước thì hiệu quả của dự án vẫn hạn chế so với các dự án đã có và các phương án có thể chọn lựa. Với những ý kiến nếu trên, kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc cấp phép cho dự án này”.

Mỗi ngày TP.HCM phải trả thêm cả tỉ đồng để VWC chôn lấp rác, với chi phí quá cao.

Cả hai lần Bộ Kế hoạch -Đầu tư đềucho rằng không đủ điều kiện cấp phép. Thế nhưng, ngày 10.11.2005, trong công văn số 7279/UBND-ĐT, UBND TP.HCM trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ báo cáo bổ sung về dự án xây dựng và vận hành Khu liên hiệp XLCTR Đa Phước, phân tích việc cần thiết phải xây dựng chiến lược quản lý môi trường thành phố, nêu rằng“qua phân tích trên, TP.Hồ Chí Minh có thể khẳng định việc đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước là vô cùng cần thiết và là một trong những phương án thành phố đã lựa chọn”. Đồng thời, UBND thành phốcũng lý giải các khoản chi phí đầu tư và cho rằng đơn giá 16,4 USD/tấn, theo UBND thành phố, đây là cách tính có thể chấp nhận được.

Còn khoản tiền 9 triệu USD mà UBND TP.HCM ứng trước cho chủ đầu tư trong lúc dự án chưa vận hành xử lý rác được trình bày như sau: “Khoản tiền 9 triệu USD là chi phí xử lý rác mà thành phố ứng trước cho nhà đầu tư, đồng thời để làm giảm chi phí xử lýrác thật sự là 17,77 USD/tấn xuống còn 16,4 USD/tấn. Đây không phải là số tiền thành phố hỗ trợ cho nhà đầu tư và việc ứng tiền sẽ được thực hiện theo lộ trình tương ứng với kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng cầu vào Khu liên hợp, san lấp nền, đê bao chống lũ… mà nhà đầu tư cam kết thực hiện”. Cuối cùng là kết luận: “Qua các ý kiến giải trình trên, Ủy ban nhân dân thành phố kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận cấp phép cho dự án, tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án theo tiến độ đề ra, đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho công tác xử lý rác của thành phố trong thời gian tới”.

Ngày 25.11.2005, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến Thủ tướng ra thông báođồng ý về nguyên tắc việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử rác thải Đa Phước, trong đó có nội dung “Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án”.

Sau khi có thông báođó, dự án Khu liên hợp XLCTR Đa Phước được nhanh chóng triển khai.

Quang Huy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ sơ Đa Phước: Bộ ngành không đồng ý, ai đã bảo lãnh cho nhà đầu tư ?