Các đại biểu quốc hội cho biết trên thị trường tràn lan sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thổi phồng công dụng… dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng. Trách nhiệm của Bộ Y tế đối với những tồn tại, hạn chế trong quản lý các mặt hàng này là gì?
Theo dòng thời sự

Hoang mang về thực phẩm chức năng: Trách nhiệm của Bộ Y tế

Lam Thanh 17:58 11/11/2024

Các đại biểu quốc hội cho biết trên thị trường tràn lan sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thổi phồng công dụng… dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng. Trách nhiệm của Bộ Y tế đối với những tồn tại, hạn chế trong quản lý các mặt hàng này là gì?

Thực phẩm chức năng giả, nhái, quảng cáo “lố” nhan nhản

Tại Báo cáo số 1467, Bộ Y tế đã đánh giá hệ thống pháp luật quản lý về thực phẩm chức năng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn tràn lan hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí có chứa chất cấm khiến cử tri vô cùng lo lắng, bức xúc.

Về thực trạng này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) đề nghị Bộ trưởng Y tế chỉ rõ lỗ hổng và có các giải pháp căn cơ.

Đại biểu Thị Thu Hằng (Đắk Nông) cũng cho hay trên thị trường tràn lan các sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không có giấy phép... nhưng được thổi phồng công dụng, quảng cáo sai sự thật dẫn đến rủi ro cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Đại biểu Hằng đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết nguyên nhân của tình trạng trên là gì, trách nhiệm của Bộ Y tế như thế nào đối với các tồn tại, hạn chế trong quản lý mặt hàng này và giải pháp trong thời gian tới.

0-hang-1.jpg
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) phát biểu

Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam) cho rằng với tâm lý thực phẩm chức năng bổ dưỡng, không có tác dụng phụ, được giới thiệu là hàng xách tay, người tiêu dùng không tiếc tiền chi cho các sản phẩm ấy. Đại biểu Trinh đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và giải pháp trong thời gian tới để kiểm soát việc mua bán các sản phẩm này.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thực phẩm chức năng đến nay cơ bản đáp ứng. Hiện đã có Luật An toàn thực phẩm, Luật Thanh tra, Bộ luật Hình sự, Luật Quảng cáo, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định, thông tư, quy chuẩn liên quan đến thực phẩm chức năng…

Bộ trưởng Lan nêu rõ, nếu sản xuất thực phẩm chức năng tốt thì đây là lợi thế để Việt Nam xuất khẩu, trong đó các loại vitamin. Hiện nay thực phẩm chức năng của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới. Đây sẽ là thế mạnh nếu nước ta quan tâm và đầu tư tốt vào lĩnh vực này.

Về quy định liên quan tới sản xuất thực hành tốt - GMP đối với thực phẩm chức năng từ năm 2019, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng các nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về sản xuất thực hành tốt và Việt Nam là nước đầu tiên của ASEAN áp dụng quy chuẩn này.

“Trước đây có khoảng 1 nghìn cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng thì đến nay có 201 cơ sở thực hiện đúng theo quy định về sản xuất và đảm bảo chất lượng”, bà Lan nêu.

0-lan-1.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Bà Lan cũng cho hay còn có các quy định về xử phạt về sản xuất, tiêu thụ, quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng đã quy định rõ trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên thời gian qua, vẫn có vi phạm liên quan đến lĩnh vực này.

“Lý do sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất hàng giả đem lại lợi nhuận cao và họ lợi dụng, thổi phồng các giá trị của mặt hàng được sản xuất ra để thu lợi…”, bà Lan nói.

Khó xử lý quảng cáo thực phẩm chức năng, vì máy chủ ở nước ngoài

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện nay có tình trạng các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm “xách tay” không rõ nguồn gốc được bán tại các cửa hàng, hoặc bán qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.

Bộ trưởng Lan khẳng định nếu đã bán hàng thì phải đáp ứng được đầy đủ các quy định liên quan tới đăng ký, công bố sản phẩm. Bán hàng với các sản phẩm không có công bố này là vi phạm pháp luật.

“Theo quy định của pháp luật về quảng cáo, sản phẩm quảng cáo phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo được các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Việc bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng đầy đủ các quy định đều là vi phạm”, bà Lan nêu.

Phân tích nguyên nhân của hiện trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng mức lợi nhuận khiến một số người bất chấp các quy định của pháp luật. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có nhu cầu dùng hàng xách tay, cho rằng hàng xách tay tốt hơn hàng nhập khẩu.

“Khi điều kiện kinh tế xã hội tăng lên, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao hơn cũng khiến con người có nhu cầu sử dụng loại mặt hàng này. Một nguyên nhân khác là việc kiểm soát buôn bán hàng trên mạng xã hội còn gặp nhiều khó khăn”, bà Lan chia sẻ.

0-hang-2.jpg
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Quốc hội

Bộ trưởng Lan cho biết trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ tích cực phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Thông tin - Truyền thông để tăng cường kiểm soát việc bán hàng trên thị trường, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn.

“Bộ Y tế cùng các bộ đã thành lập đội phản ứng nhanh, khi phát hiện các sai phạm, theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, bộ cũng có cách thức xử lý. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến mạng xã hội, khi máy chủ đặt ở nước ngoài, việc kiểm soát nằm ngoài phạm vi của cơ quan chức năng”, bà Lan nói.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết hiện Bộ Y tế đã có trang web của Cục An toàn thực phẩm để cấp giấy chứng nhận để cho các doanh nghiệp sản xuất đúng quy định để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tra cứu các mặt hàng sản xuất đúng theo quy định.

Còn đối với những người vi phạm, Bộ Y tế cũng có cảnh báo như gửi công văn đến đến các bộ ngành liên quan để kịp thời xử lý. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay quảng cáo trên các trang mạng xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý. Do đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị các doanh nghiệp vi phạm cần được xử lý nghiêm khắc để làm gương như biện pháp cấm xuất cảnh.

Bài liên quan
Thị trường thực phẩm Halal - 'con gà đẻ trứng vàng' cho Việt Nam
Thị trường thực phẩm Halal là "miếng bánh lớn" hàng nghìn tỉ USD khiến nhiều quốc gia trên thế giới đều tìm cơ hội kinh doanh. Việt Nam có lợi thế lớn thâm nhập vào thị trường thực phẩm này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoang mang về thực phẩm chức năng: Trách nhiệm của Bộ Y tế