Nhiều tư liệu quý về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa lần đầu được công bố thông qua cuốn sách “Huyện Hoàng Sa: Qua tư liệu và hồi ức” sẽ giúp cho người đọc hiểu nhiều hơn về một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc trong quá khứ.

Hoàng Sa qua tư liệu và hồi ức

TIỂU VŨ | 31/10/2018, 10:56

Nhiều tư liệu quý về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa lần đầu được công bố thông qua cuốn sách “Huyện Hoàng Sa: Qua tư liệu và hồi ức” sẽ giúp cho người đọc hiểu nhiều hơn về một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc trong quá khứ.

Huyện Hoàng Sa (trong đó có quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép)trực thuộc thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng của đất nước ta. Từ xưa, người Việt đã hiện diện tại quần đảo để đánh cá, khai thác các hóa vật từ những con tàu bị đắm hoặc cứu hộ cho các tàu thuyền các nước bị bão đánh chìm khi qua vùng biển này.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đã tiến hành khai thác phân chim, khảo sát ngư nghiệp, điểu học, địa dư Hoàng Sa cũng như lần lượt thiết lập tại đây đài khí tượng Hoàng Sa, hải đăng Hoàng Sa… để hướng dẫn tàu chuyền đi qua vùng biển. Từ năm 1954 đến năm 1975, người Việt tiếp tục khai thác phân chim, tuần tra, canh gác, bảo vệ quần đảo.

Tập sách Huyện Hoàng Sa: Qua tư liệu vàhồi ức (NXB Đà Nẵng ấn hành) do thạc sĩ sử học Lưu Anh Rô và thạc sĩ VõCông Trí chủ biên. Sách tập hợp những tư liệu tuyển chọn, sưu tầm từ nhiều nguồn sử liệu và những tham luận khoa học quốc gia và quốc tế mà các tác giảđược mời tham dự trong thời gian gần đây.

Bìa sáchHuyện Hoàng Sa: Qua tư liệu & hồi ức (NXB Đà Nẵng) - Ảnh: T.V

Đáng chú ý là cuốn sách công bố những bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín chuyên ngành trong trong nước và những tài liệu sưu tầm lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia hải ngoại Pháp (Archives nationales d’Outre-mer, ANOM), những hồi ức của các nhân chứng từng sống và làm việc tại quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử… như việc những lần người Pháp khảo sát Hoàng Sa để thực hiện dự án xây dựng quần đảo xinh đẹp này thành một điểm du lịch hải dương; về các ngư dân Việt Nam đánh bắt rùa biển và cách làm hồ nuôi dưỡng chúng để chờ ngày đưa về đất liền; về báo cáo của ông Chế Viết Tấn – nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng gửi cho Trung ương vào năm 1950 đề nghị thành lập ở Hoàng Sa một chi bộ đảng gồm những tù nhân bị Pháp bắt ra đây, cùng với các công nhân người Việt trên đảo (tài liệu hiện lưu tại Văn phòng T.ƯĐảng); hay sự dính líu vào công ty khai thác phân chim tại Hoàng Sa của vợ chồng ông bà Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Sách còn là hồiứcvề những năm tháng làm việc tại Hoàng Sa của các nhân chứng lịch sửtrong giai đoạn 1945 – 1975, hiện còn sốngQuảng Nam và Đà Nẵng.

Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng, Việt Nam) - Ảnh: Tư liệu

Đặc biệt nhóm biên soạn cũng đưa vào sách một số tài liệu liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa được tuần báo L’éveil Économique de L’indochine của Pháp đề cập. Các tác giả cho biết trong 835 số của tuần báo nàyđã có hơn 90 bài viết về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Loạt bài về Hoàng Sa, Trường Sa của tác giả Henri Cucherousset, khởi đăng từ năm 1928 đến 1933 gồm 16 bài, đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đối với chủ quyền của Việt Nam mà qua đó là của Pháp, đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nguyên do, lúc bấy giờ chính quyền thực dân Pháp đang trực tiếp cai trị xứ Đông Dương nhưng lại làm ngơ trước các hoạt động xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc và Nhật Bản. Qua các bài viết, Henri Cucherousset muốn khẳng định rằng“Chủ quyền của Annam đã được thiết lập từ lâu trên quần đảo này” và “không một mẩu lãnh thổ nào của Annam mà theo đó là của Pháp, được sang nhượng hoặc bỏ rơi”.

Giới thiệu về cuốn sách, PGS-TSĐỗ Bang viết: “Nếu các công trình viết về Hoàng Sa xuất bản trong thời gian gần đâychú trọng nhiều đến việc khai thác các tư liệu Hán Nôm, các chứng cứ chủ quyền, các luận giải về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa thì tập sách này lại giới thiệu, phân tích nhiều tài liệu quý, tập trung vào giai đoạn lịch sử từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1975. Tập sách đã dựa trên 3 nguồn tư liệu chính: Một là, tư liệu báo chí tiếng Pháp được xuất bản tại Đông Dương và Pháp lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia hải ngoại Pháp (Archives nationales d’Outre-mer, ANOM), đề cập đến Hoàng Sa. Hai là, tài liệu của các trung tâm lưu trữ quốc gia 2, 4, Văn phòng Trung ương Đảng và tư liệu lịch sử của Đảng bộ Quảng Nam -Đà Nẵng có đề cập đến chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ba là, nguồn tư liệu hồi ức của các nhân chứng - là những người trực tiếp thực thi chủ quyền tại quần đảo này, từ năm 1954 đến năm 1975”.

Các tài liệu trên, đã đem đến cho tập sách nhiều thông tin khoa học thú vị, mới mẻ và có tính thuyết phục cao. Đây là một cuốn sách rất đáng đọc.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoàng Sa qua tư liệu và hồi ức