Robot sẽ phát hiện các vụ cháy thông qua cảm biến khói. Khi đó, robot gửi tín hiệu về máy tính và đưa ra báo động bằng còi, con người có thể điều khiển robot bằng tay hoặc từ phần mềm giám sát để dập đám cháy.

Học sinh cấp 3 chế tạo robot tuần tra và cứu hỏa

19/10/2016, 07:16

Robot sẽ phát hiện các vụ cháy thông qua cảm biến khói. Khi đó, robot gửi tín hiệu về máy tính và đưa ra báo động bằng còi, con người có thể điều khiển robot bằng tay hoặc từ phần mềm giám sát để dập đám cháy.

Mô hình robot tuần tra và cứu hỏa của nhóm học sinh cấp 3 - Ảnh: Thu Anh

Mô hình robot tuần tra và cứu hỏa của nhóm học sinh trường THPT Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã xuất sắc đạt giải Nhất trong cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 12 năm 2016.

Theo tác giả của mô hình, robot này có thể sử dụng cho các khu chung cư, siêu thị, môi trường sản xuất công nghiệp để hỗ trợ con người làm nhiệm vụ phản ánh thông tin. Với những khu vực nguy hiểm, con người không thể tiếp cận vì có khí độc, hóa chất, nhiều khói… thì có thể điều khiển robot để giám sát hiện trường.

Hàng xóm hỗ trợ “tạo đám cháy”

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, em Đỗ Khánh Dương – một thành viên trong nhóm tham gia sáng chế mô hình cho biết, xã hội ngày càng phát triển đem đến cho con người nhiều tiện ích hiện đại, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao. Tuy nhiên những sự cố như hỏa hoạn vẫn xảy ra ở nhiều mơi với mức độ thất thoát, thiệt hại không hề nhỏ. Một xã hội văn minh thì vấn đề an ninh, an toàn cho con người, sự đảm bảo về tài sản chung cũng như cá nhân luôn là một trong những vấn đề phải quan tâm.

Xuất phát từ thực tế trên, nhóm bạn đã cùng nhau thực hiện mô hình robot này với mục đích hỗ trợ công việc tuần tra trong các nhà máy, xí nghiệp, các công trình, khu chợ lớn, chung cư và các khu vực nguy hiểm khó tiếp cận. Robot tuần tra sẽ giúp con người có được những thông tin nhanh về hiện tượng bất thường để kịp thời xử lý, ngăn chặn.

Quá trình nghiên cứu, chế tạo robot tuần tra và cứu hỏa - Ảnh: NVCC

Theo như Dương chia sẻ, thời gian nghiên cứu, hoàn thiện mô hình chỉ vỏn vẹn trong 3 tháng và đến cuối tháng 7.2016, nhóm bạn mới nộp đơn đăng ký dự thi với mô hình này. Trong thời gian đó, dưới sự giúp đỡ của người thân và đặc biệt có sự hỗ trợ “tạo đám cháy” từ hàng xóm mà nhóm có cơ hội được thử nghiệm mô hình robot này.

Được biết, mô hình robot tuần tra và cứu hỏa gồm có các bộ phận: bộ phát wifi (phát sóng wifi truyền, nhận thông tin từ máy tính đến robot); máy tính (điều khiển và giám sát robot); camera (giám sát hiện trường); sensor (truyền tín hiệu đến robot khi phát hiện ra các cảnh báo); thiết bị đầu ra (thực hiện các nhiệm vụ của robot); đầu đọc thẻ (giám sát vị trí của robot).

Robot dập lửa bằng tay và tự động

Robot có cách sử dụng và vận hành đặc thù, người dùng có thể chọn chế độ tự động hoặc điều khiển bằng tay.

Với chế độ tự động, để robot hoạt động khi có đám cháy, người dùng sẽ bật nguồn của robot nên bằng switch, chọn chế độ tự động; lúc này robot được cấp nguồn và bắt đầu di chuyển theo đường bằng cách dò đường theo vạch định sẵn. Robot luôn luôn tự động điều chỉnh để đi đúng hành trình. Đồng thời, trên đường đi của robot luôn được gắn sẵn các thẻ từ, nhờ vậy khi di chuyển qua đầu đọc thẻ gắn trên robot khiến chúng đọc có thể đọc mã trên thẻ từ và gửi thông tin về máy tính. Từ đó xác định được vị trí của robot trên hành trình di chuyển”, Khánh Dương phân tích.

Ngoài ra, Dương cũng cho biết camera được gắn trên robot sẽ liên tục gửi hình ảnh về cho máy tính thông qua giao diện giám sát. Đặc biệt, trong khi robot di chuyển nếu có vật ngẫu nhiên chắn ngang hành trình, robot sẽ dừng lại và phát tín hiệu cảnh báo bằng loa và gửi tín hiệu về màn hình giám sát cho tới khi không còn vật cản, robot sẽ tiếp tục hành trình. Khi có người đột nhập, robot phát hiện thông qua cảm biến và gửi tín hiệu về máy tính, lưu dữ liệu để con người có thể xử lý. Nếu có cháy, robot phát hiện thông qua cảm biến khói và gửi tín hiệu về máy tính, đồng thời đưa ra báo động bằng còi.

Mô hình robot tuần tra và cứu hỏa của nhóm học sinh THPT Chí Linh (Hải Dương) - Ảnh: Thu Anh

Được biết, ở chế độ hoạt động bằng tay, người dùng có thể điều khiển robot trong bất cứ trường hợp nào thông qua hệ thống điều khiển. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi cho robot tiếp cận các vùng nguy hiểm như có hóa chất, có nhiều khói, khí độc. Robot sẽ truyền hình ảnh về cho người dùng biết và xử lý vấn đề.

“Với chế độ điều khiển bằng tay, tất cả các tính năng của robot được giữ nguyên như chế độ tự động chỉ khác là hướng di chuyển hoàn toàn do con người điều khiển trực tiếp”, Dương khẳng định.

Mô hình robot này còn có thiết kế chế độ chụp ảnh, quay phim, chụp lại hình ảnh tại thời điểm có vật cản hoặc xảy ra đám cháy. Ngoài ra, với chế độ đàm thoại 2 chiều giúp robot và người điều khiển có thể trao đổi qua lại qua máy tính và phát trên loa.

Nhóm tác giả của mô hình (áo đỏ) trong cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 12 năm 2016 - Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, bản thân những người sáng chế nhận thấy rằng robot hiện nay chưa có khả năng tự động tìm hướng cháy và tự động dập đám cháy. Khi được hỏi tương lai sẽ phát triển mô hình này theo hướng nào thì nhóm cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư hơn để phát triển khả năng tự động tìm hướng cháy và tự động dập đám cháy khi phát hiện của robot.

Thu Anh

Bài liên quan
UBTech Robotics muốn cách mạng hóa hoạt động sản xuất của đối tác lắp ráp iPhone chính cho Apple
UBTech Robotics và Foxconn đã ký kết quan hệ đối tác toàn diện dài hạn để triển khai nhiều robot hơn tại các nhà máy của hãng sản xuất iPhone theo hợp đồng hàng đầu thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
25 phút trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh cấp 3 chế tạo robot tuần tra và cứu hỏa