Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng và cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hội nghề cá VN đề nghị quyết liệt hơn với hành vi ngang ngược của Trung Quốc

Bùi Trí Lâm | 30/07/2019, 17:06

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng và cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam vừa có Công văn số 77/HNC-VP gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng về việc lên án phản đối hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng và cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên lãnh thổ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo thông tin phản ánh của nhiều hội viên, người dân vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, thời gian qua nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông (gần bãi Tư Chính của Việt Nam), gây cản trở công việc khai thác hải sản của ngư dân vùng biển này.

Do đó, Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản phản đối nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng và cản trở ngư dân Việt Nam hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

“Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công nước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”, Hội Nghề cá Việt Nam cho hay.

Qua văn bản, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam phản đối mạnh mẽ hơn nữa đối với hành động của Trung Quốc, có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức nhóm tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam cũng đề nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo tăng cường các lực lượng tuần tra, giám sát trên biển để kịp thời hỗ trợ, bảo vệ cho ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển.

Đồng thời, Hội Nghề cá Việt Nam cũng mong muốn các cơ quan chức năng thường xuyên thông tin cho hội các tin tức và diễn biến để hướng dẫn, giải thích cho ngư dân, tiếp tục vận động ngư dân yên tâm ra khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 25.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cũng trả lời báo chí về hành động vi phạm của Trung Quốc những ngày qua trên Biển Đông.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế.

Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật. Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế.

“Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, bà Hằng nêu.

Về câu hỏi vị trí lô dầu khí 06.01 ở Nam Côn Sơn mà PVN của Việt Nam đang có dự án hợp tác với Rosnef có nằm trong bãi Tư Chính và gần vị trí tàu Hải Dương 8 đang hoạt động, bà Hằng nói rằng câu hỏi đã nói rõ vị trí của lô dầu khí 06.01.

"Tôi xin khẳng định vị trí lô dầu khí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam" - bà Hằng nói.

Trước đó, ngày 19.7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.7 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

“Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này", bà Hằng nói.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội nghề cá VN đề nghị quyết liệt hơn với hành vi ngang ngược của Trung Quốc