Bắt đầu từ tháng 11 này, hơn 300.000 trẻ em mầm non và học sinh khối lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện ngoại thành tại TP.HCM sẽ được uống sữa học đường dung tích 180ml/lần/ngày, với 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học 2019-2020.

Hơn 300.000 trẻ em ở TP.HCM sẽ được uống sữa mỗi ngày

Phan Thị Diệu | 02/11/2019, 12:15

Bắt đầu từ tháng 11 này, hơn 300.000 trẻ em mầm non và học sinh khối lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện ngoại thành tại TP.HCM sẽ được uống sữa học đường dung tích 180ml/lần/ngày, với 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học 2019-2020.

Đây là nội dung của chương trình Sữa học đường trên địa bàn TP.HCM với chủ đề “Chung tay vì một Việt Nam vươn cao” mớiđược UBND TP.HCM công bố.

Theo Phó giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông Từ Lương, mục tiêu của đề án là nhằm góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học (lớp 1) thông qua hoạt động uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em TP.HCM, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Từ ngày 1.11.2019, hơn 300.000 trẻ em mầm non và học sinh khối lớp 1 trên địa bàn 10 quận, huyện gồm: quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh sẽ được uống sữa học đường dung tích 180ml/lần/ngày, với 5 lần/tuần trong 9 tháng của năm học. Chương trình sẽ được thí điểm ở các trường mẫu giáo công lập và cả tư thục, các trường tiểu học công lập và tư thục, đặc biệt là ở các nhóm trẻ.

Chương trình sữa học đường trên địa bàn TP.HCM được tiến hành theo hình thức xã hội hóa. Trong đó, nhà nước hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí. Riêng đối với các em có điều kiện khó khăn, TP.HCM và doanh nghiệp cung cấp sữa sẽ hỗ trợ uống sữa miễn phí hoàn toàn. Sau 1 học kỳ triển khai, Ban chỉ đạo sẽ đánh giá lại, trình xin ý kiến HĐND TP.HCM về việc triển khai đề án.

Về chương trình này, Phó giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Bùi Thị Diễm Thu cho biết, TP.HCM đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến của phụ huynh ở 10 địa phương trước khi triển khai chương trình. 10 quận, huyện được TP.HCM ưu tiên triển khai đều là những quận, huyện ngoại thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với các nhóm trẻ độc lập tư thục còn nhiều khó khăn.

Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cũng nói rằng, việc tăng trưởng chiều cao có nhiều yếu tố tham gia, trong đó dinh dưỡng đóng góp một phần rất lớn. Ở Việt Nam, nhìn chung trẻ em trong cả nước chiều cao tăng trưởng còn khiêm tốn so với thế giới, dù chiều dài khi trẻ sinh ra không thua kém các nước trên thế giới. Thế nhưng, từ 13 tuổi trở đi bắt đầu có sự khác biệt ngày càng nhiều hơn so với thế giới, vì vậy phải cần thời gian cho dự án này.

Được biết, trên thế giới có 60 quốc gia triển khai chương trình sữa học đường. Tại Việt Nam, chương trình này cũng đang được triển khai tại 17 tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Thuận… Chương trình này đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong việc cải thiện thể chất, điều kiện dinh dưỡng của trẻ em và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của chính quyền địa phương, nhà trường và đông đảo phụ huynh.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
37 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 300.000 trẻ em ở TP.HCM sẽ được uống sữa mỗi ngày