Chiều 23.3, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có cuộc khảo sát về tình hình đóng bảo hiểm trong năm 2015 của 16 doanh nghiệp với 7.891 người lao động tại 6 tỉnh. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) lên tới 44,9%.

Hơn 40% doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động

Một Thế Giới | 24/03/2016, 12:01

Chiều 23.3, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có cuộc khảo sát về tình hình đóng bảo hiểm trong năm 2015 của 16 doanh nghiệp với 7.891 người lao động tại 6 tỉnh. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) lên tới 44,9%.

Theo khảo sát 16 doang nghiệp (DN) tại 6 tỉnh thành gồm: Hà Nam, Nam Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Tháp và An Giang, tổng số nợ BHXH của 6 tỉnh là 433,5 tỉ đồng. Tỷ lệ DN đăng ký tham gia BHXH trên tổng số DN đăng ký hoạt động chỉ chiếm 40%, tỷ lệ DN nợ BHXH trên số DN tham gia đóng BHXH là 44,9%. Số liệu này cho thấy số lượng người tham gia BHXH tại các DN là rất ít, cứ trong 100 DN hoạt động thì chỉ có 40 DN đăng ký đóng BHXH, và trong số đó có đến 18 DN nợ BHXH.
Nhận định về tình hình đáng báo động này, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết: "Hầu hết các doanh nghiệp đều lấy lý do là kinh tế khó khăn, mới thành lập, thậm chí còn có doanh nghiệp nói rằng người lao động không muốn tham gia BHXH. Thực tế, cơ quan BHXH không biết chính xác số lượng người tham gia, mà số lượng này là do doanh nghiệp tự đăng ký".
Ông Chính cũng cho biết thêm, dù các cơ quan quản lý của các tỉnh đã quản lý ráo riết, phối hợp chặt chẽ nhưng số lượng người được đăng ký BHXH vẫn rất thấp.
Trước đó vào tháng 2.2016 tại cuộc họp về giám sát tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2015, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Văn Sinh cho biết số nợ BHXH bắt buộc còn 5.692 tỉ đồng, bằng 3,78% tổng số phải thu (giảm 936 tỉ đồng so với năm 2014), số tiền nợ BHXH vẫn là vấn đề đáng quan tâm nhưng năm 2015 con số này đã giảm xét cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ nợ tính trên tổng số phải thu. Đó là chuyển biến đáng khích lệ, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo ông Sinh, năm 2015, BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản đề nghị UBND các tỉnh thành chỉ đạo các sở ngành liên quan tập trung thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH. BHXH Việt Nam cũng tăng cường hướng dẫn, đôn đốc BHXH các địa phương khởi kiện những trường hợp doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền lớn; công khai thông tin về các đơn vị trốn đóng, nợ tiền đóng BHXH số lượng lớn, kéo dài trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi trực tiếp đến tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động...
Tuyết Nhung

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 40% doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động