Với việc chính quyền Bắc Kinh chậm trễ cung cấp thông tin về vụ bắt giữ 5 người bán sách Hồng Kông (TQ) mặc dù đã nhận được yêu cầu, chính quyền đặc khu Hồng Kông cho biết sẽ xem xét lại hệ thống thông báo tội phạm mà nước này thiết lập với Trung Quốc đại lục.

Hồng Kông xem xét lại hệ thống thông báo tội phạm với Trung Quốc đại lục

Cẩm Bình | 21/06/2016, 04:42

Với việc chính quyền Bắc Kinh chậm trễ cung cấp thông tin về vụ bắt giữ 5 người bán sách Hồng Kông (TQ) mặc dù đã nhận được yêu cầu, chính quyền đặc khu Hồng Kông cho biết sẽ xem xét lại hệ thống thông báo tội phạm mà nước này thiết lập với Trung Quốc đại lục.

Thời gian gần đây, vụ việc 5 người bán sách Hồng Kông bị mất tích, gồm Gui Minhai, Lam, Lui Por, Cheung Chi Ping, Lam Wing-kee và Lee Bo, từ năm 2015 đang trở thành vấn đề quan tâm của dư luận khi ông Lam Wing-kee, một trong 5 người bị mất tích, đã trở về và công khai cho biết rằng mình đã bị giới chức trách Đại lục bắt giữ.

Đặc biệt, phải mất hàng tháng trời sau khi họ mất tích, lực lượng cảnh sát Đại lục mới liên lạc và thông báo việc đang bắt 5 người này với cảnh sát Hồng Kông.

Về vấn đề này, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Đặc khu Hồng Kông, trong buổi họp báo ngày 20.6 đã khẳng định sẽ xem xét lại hệ thống thông báo tội phạm mà đặc khu này đã thiết lập với chính quyền Bắc Kinh. Theo ông Lương, “chúng tôi sẽ viết thư kiến nghị lên chính quyền trung ương để bày tỏ mối quan tâm của người dân Hồng Kông. Và hệ thống thông báo vẫn có thể được xem xét và cải thiện”.

Trong một cuộc họp báo vào tuần trước, ông Lam, một người chuyên bán sách chính trị tại Hồng Kông, đã kể lại quá trình mình bị bắt giữ. Theo lời kể của ông, vào tháng 10 năm ngoái, ông trong một chuyến đi tới thành phố Thẩm Quyến (Quảng Đông) thì đã bị 11 người lạ mặt bắt giữ. Những người này đã đưa ông đến giam giữ tại thành phố Ninh Ba (Chiết Giang).

Ông Lam cũng cho biết đã gặp và nói chuyện với Lee Bo, một người làm việc tại nhà sách Causeway Bay Books bán những quyển sách phê phán lãnh đạo Trung Quốc. Qua lời kể của ông Lam thì ông Lee đã nói với ông rằng mình đã bị bắt cóc ngay tại Hồng Kông. Tuy nhiên, ông Lee vào ngày 17.6 đã phủ nhận thông tin này.

Nhiều tháng sau khi 5 người bán sách mất tích, cảnh sát tỉnh Quảng Đông vào tháng 2.2016 mới liên hệ với cảnh sát Hồng Kông để thông báo rằng Gui Minhai, Lam cùng hai đồng nghiệp Lui Por Cheung Chi Ping sẽ sớm được đóng tiền tại ngoại.

Vụ việc này đã thổi bùng lên sự lo ngại về việc chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng thiết lập quyền kiểm soát chặt chẽ hơn với Hồng Kông, đặc khu vốn được quản lý trên nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.

Để phản đối sự tăng cường kiểm soát của Đại lục, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối vụ bắt giữ người bán sách. Trước đó, chính quyền đặc khu cũng khẳng định rằng chỉ có lực lượng hành pháp của Hồng Kông mới có quyền thực thi pháp luật trên đất Hồng Kông.

Cẩm Bình (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Hồng Kông chọn gấu trúc để thu hút khách du lịch vào dịp Tết Nguyên đán 2025
Thông tin từ Tổng cục Du lịch Hồng Kông cho hay, với lễ hội Pandastic, xứ Cảng thơm chọn gấu trúc làm chủ đề cho dịp Tết Nguyên đán 2025 nhằm thu hút khách du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồng Kông xem xét lại hệ thống thông báo tội phạm với Trung Quốc đại lục